- Theo thành phần kinh tế:
5.2.1. Ngân hàng cần tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhiều hơn
- Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi có nghĩa là người sử dụng vốn cũng có lợi mà ngân hàng cũng có lợi.
- Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay; trong cho vay cần lập chữ “tín” làm đầu để gắn chặt ngân hàng với khách hàng của mình. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay, nên tạo cho khách hàng có một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm cho ngân hàng.
- Thực hiện tốt quy trình tín dụng:
Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải
+ Xem xét năng lực pháp lý của đơn vị vay vốn.
+ Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản.
+ Uy tín của khách hàng
+ Vốn tự có của doanh nghiệp, mức vốn này có đủ để bù đắp rủi ro, thua lỗ xảy ra. - Tiếp tục chú trọng cho vay vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là xu hướng phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Duy trì và mở rộng khách hàng thuộc thành phần kinh doanh cá thể.
- Tiếp cận và tìm cách thu hút các khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả.