6. Các nội dung chính của luận văn
2.7.6 Yếu tố tốc độ và nhiệt độ
Hiện nay những nghiên cứu về ảnh hưởng của vận tốc trượt đến cường độ mòn được tiến hành chưa đầy đủ. Vận tốc trượt xác định thời gian tồn tại của liên kết ma sát và xác định tốc độ biến dạng của vật liệu. Vận tốc trượt quyết định công suất tỏa nhiệt và nhiệt độ tại điểm tiếp xúc. Sự gia nhiệt của bề mặt ma sát dẫn tới sự thay đổi các tính năng cơ học và ma sát, cũng như thay đổi cấu trúc cơ hóa. Do đó cần xem xét mối quan hệ giữa nhiệt độ và mòn như hậu quả của mối quan hệ giữa nhiệt độ và các tính năng vật liệu, tức là tf, 0, f, E ở trong các phương trình toán học.
Khi nhiệt độ tăng, mô đun đàn hồi E của vật liệu biến động(giảm) không đáng kể. Hệ số ma sát có thể giảm, tăng hay không đổi đó là do thay
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đào Xuân Lượng -48- CH2013B
đổi tỷ lện giữa các thành phần phân tử và các thành phần cơ hóa tạo nên hệ số ma sát. Sự thay đổi của tf theo nhiệt độ vẫn chưa được xác định rõ ràng, do đó nó cần được xác định ở nhiệt độ tương ứng như khi khớp ma sát làm việc.
Cần lưu ý rằng, sự tồn tại của những điểm tới hạn của quan hệ giữa cường độ mòn với các thông số đặc trưng cho tỏa nhiệt khi tiếp xúc, đó là tốc độ, nhiệt độ, tải trọng. Khi tiếp xúc tới nhiệt độ tới hạn thì cường độ mòn có thể thay đổi tới mấy bậc. Để có thể xác định những điểm tới hạn này, phải tiến hành thử nghiệm độ bền nhiệt của vật liệu thu thập mối quan hệ thực nghiệm giữa hệ số ma sát và cường độ mòn với nhiệt độ tại bề mặt ma sát.
Đối với phần lớn các bề mặt được gia công tinh bằng các công nghệ khác nhau, đặc biệt là khi có chạy rà thì v2, thông số ma sát mỏi dao động trong khoảng 2<tf<10 đối với phần lớn các loại vật liệu.