Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 - 45)

4.1.3.1 Hiện trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ năm 2009 đến nay nền kinh tế xã hội của thị trấn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với nhiều bước tiến vượt bậc, tạo đà tốt để huyện hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015đạt 15% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (10,72%), giá trị sản xuất do thị trấn quản lý tăng 14,1%, trong đó:

Khu vực kinh tế CN – XDCB tăng 17,5%. Khu vực thương mại – dịch vụ tăng 15,1%. Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 4,1%.

Năm 2015, cơ cấu kinh tế của thị trấn Trâu Quỳ cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 20,39%, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 54,61%, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đạt 25,00%. Ta có bảng thống kê giá trị sản xuất thị trấn Trâu Quỳ năm 2015 như sau:

Bảng 4.1 GDP kinh tế thị trấn Trâu Quỳ năm 2015

Khu vực kinh tế Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Công nghiệp-Xây dựng cơ bản 30,53 54,61

Thương mại-Dịch vụ 13,98 25,00

Nông nghiệp 11,40 20,39

(Niên giám thống kê Hà Nội năm 2015)

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển động tích cực, kinh tế khu vực tăng nhanh từng bước phát huy được nguồn vốn trong khu dân cư.

4.1.3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp của thị trấn Trâu Quỳ bị thu hẹp do sử dụng vào các mục đích đô thị hoá, hiện đại hóa, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 11,40 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông- lâm-thuỷ sản cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ

Năm Giá trị sản xuất(tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

2011 10,43 25,70

2013 10,95 23,42

2015 11,40 20,39

Bình quân chung 10,93 23,17

(Niên giám thống kê Hà Nội năm 2015)

4.1.3.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

Năm 2015 giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản của thị trấn Trâu Quỳ đạt 30,53 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 21,9%. Giá trị sản xuất CNXDCB năm 2015 tăng 16,8% so với năm 2013 và năm 2013 tăng 17,6% so với năm 2011, năm 2011 tăng 17,8% so với năm 2009.

4.1.3.4. Thực trạng phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển của ngành này là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 15,5 tỷ đồng, năm 2013 đạt 18,07 tỷ đồng, năm 2015 đạt 20,78 tỷ đồng.

Trong 5 năm 2010-2015, ngành thương mại của thị trấn Trâu Quỳ đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trên địa bàn thị trấn, năm 2015 có 292 hộ kinh doanh thương nghiệp cá thể với 365 lao động. Trong đó có 12 hộ với 18 lao động bán kinh doanh (bảo dưỡng xe có động cơ); 27 hộ với 50 lao động bán buôn và đại lý các loại hàng hoá khác và 253 hộ bán lẻ hàng tiêu dùng.

4.1.3.5. Hiện trạng các công trình kỹ thuật a) Hệ thống giao thông

Thị trấn Trâu Quỳ có nhiều loại công trình giao thông như: đường bộ, đường sắt. Hệ thống giao thông được phân bố rộng khắp trên địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.Đặc biệt 2 tuyến đường chính là đường Nguyễn Đức Thuận và đường Ngô Xuân Quảng là 2 tuyến đường huyết mạch, có vai trò to lớn trong giao thương, kết nối các địa phương khác trong huyện với thị trấn.

b) Hệ thống cấp nước

Trong những năm vừa qua huyện Gia Lâm đã triển khai nhiều chương trình, dự án cung cấp nước sạch ở các khu vực đô thị và nông thôn. Vì vậy, hệ

thống cấp nước trên địa bàn thị trấn đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

c) Hệ thống thoát nước

+ Hệ thống thoát nước mưa: Nhìn chung hệ thống tiêu thoát nước mưa khá tốt, tuy nhiên trên địa bàn thị trấn do hệ thống thoát nước tự chảy nên khi có mưa lớn thường xảy ra úng lụt gây ảnh hưởng úng ngập cục bộ (như ngập úng năm 2008).

+ Hệ thống thoát nước đô thị và sinh hoạt dân cư trong toàn huyện chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống tiêu thuỷ nông.

Như vậy, hệ thống cấp thoát nước ở thị trấn Trâu Quỳ đã được Nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư, nâng cấp và xây dựng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và cuộc sống hàng ngày của nhân dân trong huyện.

d) Hệ thống điện

Trong những năm qua, hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng (trên địa bàn toàn huyện Gia Lâm). Vì vậy, mạng lưới điện đã phát huy tốt hiệu quả trong truyền tải và phân phối điện cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công suất thấp và bán kính phục vụ xa nên vào những giờ cao điểm, tháng cao điểm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.

e) Thông tin, bưu điện

Tổng đài vệ tinh thị trấn Trâu Quỳ có dung lượng 510 số. Các tuyến trung kế đến thị trấn Trâu Quỳ đã xây dựng từ lâu nên chất lượng không đảm bảo, cần phải đầu tư nâng cấp.

Toàn thị trấn 100% các cơ quan, xí nghiệp, trường học đều có điện thoại. Nhìn chung hệ thống thông tin, bưu điện đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Đây là vấn đề bức xúc đang được các ngành và người dân quan tâm. Nhìn chung vấn đề rác thải trong khu đô thị, các cụm công nghiệp trong địa bàn huyện Gia Lâm nói chung và thị trấn Trâu Quỳ nói riêng đã được thu gom, cống rãnh thoát nước thải đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới. Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp bước đầu đã có sự kiểm soát và theo hướng sạch. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập như bệnh viện chưa có hệ thống xử lý rác thải và nước thải riêng biệt.Cần phải có giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết triệt để vấn đề này.

4.1.3.6. Văn hóa xã hội

Thị trấn Trâu Quỳ có Học viện Nông nghiệp Việt Nam,trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kĩ thuật đóng trên địa bàn, có Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương I, có nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học đang công tác trong các cơ quan đơn vị… Với lợi thế là trung tâm của Huyện Gia Lâm, có trụ sở của các cơ quan thuộc HĐND – UBND Huyện,trụ sở Công an, Huyện Đội … nên tình hình an ninh, trật tự luôn được coi trọng và đảm bảo.

- Công tác y tế: Bệnh viện đa khoa Trâu Quỳ, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm được đầu tư đồng bộ, với trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng được yêu cầu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Cơ sở vật chất phòng bệnh và các phòng khám khu vực được tăng cường cơ sở vật chất.

- Dân số và lao động: Năm 2015, thị trấn Trâu Quỳ có dân số là 14.278 người, mật độ dân số trung bình là 1.970 người/km2. Tỷ lệ sinh hàng năm năm 2010 là 1,864%, đến năm 2012 chỉ còn 1,538%. Nguồn lao động của thị trấn năm 2015 là 8,283 người, chiếm 58,1% dân số; năm 2011 là 8,601 người, chiếm 59% dân số. Tỷ lệ lao động được đào tạo khá cao, năm 2015 là 3,096 người, chiếm 36% nguồn lao động, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra còn có hơn 40.000 sinh viên học tập và sinh hoạt tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng hàng nghìn

sinh viên, học viên đóng trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, đây là nhân tố góp phần vào sự đông đúc, phát triển về kinh tế – văn hóa – xã hội của thị trấn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w