PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 58 - 61)

5.1. Kết luận

Từkết quả nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ năm 2015 cho thấy:

Áp lực của chất lượng nước mặt trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ hiện nay là do hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,nông nghiệp,nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân,từ bãi rác,nghĩa trang.Đây là những thách thức rất lớn đối với nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn.

Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy,chất lượng nước mặt trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳcó sự biến động,thể hiện ở các thông số như hàm lượng oxy hòa tan,sắt,amoni; ngoài ra còn nhiều thông số của chất lượng nước như BOD5, COD, NH4+ của nhiều mẫu vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).Cụ thể:

-pH nước mặt của các vị trí lấy mẫu quan trắc đang ở trạng thái trung bình, dao động trong từ 6,88-7,36. Giá trị pH trong khoảng này thỏa mãn mức quy chuẩn cho phép cột B1 QCVN 08-2008/BTNMT.

-DO dao động từ 2,04- 7,03.Có 9/12 mẫu đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước cột B1 theo QCVN 08: 2008/BTNMT

-COD: Có 04/12 mẫu có COD vượt quy chuẩn từ 1,17 đến 54,21 lần -BOD5: Tất cả 12/12 mẫu đều có BOD5 vượt quy chuẩn từ 1,1 đến 94,4 lần.

-NH4+: Có 6/12 mẫu có NH4+ vượt quy chuẩn

-NO3- : Tất cả 12 mẫu đều có NO3- thỏa mãn quy chuẩn cho phép cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT

- Fe : Tất cả 8/8 mẫu đều có Fe vượt Quy chuẩn từ 1,71 lần đến 2,59 lần Công tác QLMT nước mặt ở Trâu Quỳ có nhiều thuận lợi như đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và của người dân.Các chủ trương,chính sách và pháp luật trong lĩnh vực này dần được áp dụng.Bên cạnh đó còn có những hạn chế như thiếu tính thống nhất,thiếu tính liên tục,các văn bản về QLMT nước mặt còn chưa đầy đủ,chưa có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm,không có đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành phân tích,đánh giá chất lượng nước.Nguồn vốn đầu tư,sửa chữa,tu bổ các công trình hằng năm thiếu thốn,một số công trình xây dựng chưa đồng bộ.

Để công tác bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn được thực hiện có hiệu quả,cần phải có nhiều biện pháp kết hợp như giải pháp về công tác truyền thông và sự tham gia của cộng đồng,các giải pháp về thể chế,chính sách và cả giải pháp về quản lý và về kỹ thuật.

5.2. Kiến nghị

Trong thời gian tới,chất lượng nước mặt trên địa bàn thị trấn Trâu Qùy nói riêng và trên địa bàn Hà Nội nói chung sẽ phải chịu nhiều thách thức lớn do quá trình ĐTH,CNH và quá trình hội nhập kinh tế cũng như sự gia tăng dân số.Vì vậy,một số phương hướng trong công tác QLMT nước mặt cần được thực hiện như sau:

- Giảm áp lực tới môi trường nước mặt.Nước thải cần được xử lý trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

- Các cấp chính quyền theo chức năng,nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình xây dựng các cơ chế,chính sách liên quan,chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT nước mặt.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác BVMT và bảo vệ nguồn nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w