Để công tác bảo vệ môi trường nước mặt cần có các giải pháp đồng bộ về quản lý như quy hoạch khai thác,sử dụng,bảo vệ môi trường nước của địa phương,nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ môi trường,thực hiện kiểm soát,thanh tra,kiểm tra quản lý thường xuyên các nguồn thải và quan trắc môi trường,áp dụng các biện pháp kinh tế,xây dựng nguồn lực tài chính....
a) Công tác quản lý của các cơ quan chức năng
Sự quản lý môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cần sự phối hợp chặt chẽ,hệ thống giữa các ngành và địa phương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: tham mưu cho UBND thị trấn Trâu Qùy,phối hợp với các ngành khác có liên quan để thực hiện các dự án khôi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt trong thị trấn,mặt khác tăng cường công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường,thẩm định cấp phép xác nhận hoàn thành các hạng mục,các nội dung cam kết trong đánh giá tác động môi trường.
- Các sở,ngành liên quan khác theo chức năng,nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình xây dựng các cơ chế,chính sách liên quan để thực hiện các giải pháp đã được đề xuất.
- Cần phối kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương,huyện,xã để quản lý nước mặt phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.
b) Thực hiện kiểm soát,thanh tra,kiểm tra,quản lý thường xuyên các nguồn thải
Tăng cường các biện pháp,tập trung giải quyết dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của
Chính phủ.Kịp thời thông báo nhắc nhở,kể cả đưa lên phương tiện thông tin đại chúng,quy định rõ thời gian khắc phục đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
Rà soát,điều tra bổ sung và áp dụng các biện pháp phòng ngừa,xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh.
+Nguồn thải sinh hoạt
- Tăng cường đầu tư triển khai các mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn nhằm xây dựng chương trình nông thôn mới.
+ Các nguồn thải khác
- Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại,thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp,thay thế bằng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp,an toàn để tránh các ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường đất,môi trường nước.
- Đối với chăn nuôi gia súc,giam cầm cần có hệ thống xử lý nước thải,thu gom chất thải rắn,có biện pháp xử lý nước khi thải ra môi trường.Tuân thủ các quy định về xử lý dịch bệnh trong chăn nuôi.
-Đối với sự ảnh hưởng của các bãi rác,nghĩa trang
Quy hoạch và xây dựng phải phù hợp với quy hoạch môi trường,quy hoạch quản lý chất thải rắn,quy hoạch xây dựng đô thị và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành,phù hợp với phong tục,tập quán,tôn giáo và văn minh hiện đại,đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và vệ sinh môi trường.
c)Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường,cấp phép khai thác nước,xả nước thải,quan trắc môi trường
- Tăng cường công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường và cấp phép xác nhận hoàn thành các hạng mục,các nội dung cam kết trong đánh giá tác động môi trường.
Giám sát việc thực hiện công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường và việc thực hiện các cam kết theo đúng nội dung cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường,báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận/phê duyệt đối với các cơ sở,dự án có nguồn thải
xả vào lưu vực,yêu cầu các cơ sở phải thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả gửi cơ quan quản lý hồ và cấp có thẩm quyền.