Nam.
3.2.1 Giải pháp nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Đầu tiên, lãnh đạo cần gia tăng sự quan tâm đến người lao động qua các chế độ chính sách đãi ngộ cho nhân viên, ví dụ như tổ chức các buổi liên hoan giao lưu giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo để gia tăng tình cảm, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến đời sống nhân viên. Ngoài ra, đối với những nhân viên phải di chuyển xa có thể hỗ tợ nơi ở cho nhân viên trong quá trình tham gia làm việc. Từ đó, giúp kích thích tinh thần làm việc và cống hiến của người lao động.
Thứ hai, cải thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì công việc 100% là làm trên
máy tính, nên việc cung cấp máy tính văn phòng cho nhân viên khi đi làm là rất cần thiết. Ngoài ra, công ty cũng cần mở rộng diện tích mỗi phòng ban cho nhân viên để tiện cho công việc của mỗi người.
Thứ ba, cần mở những lớp đào tạo và người đào tạo là những người có chuyên môn cao để chất lượng đào tạo được cải thiện. Ban lãnh đạo có thể thuê giảng viên ngoài có chuyên môn cao về giảng dạy, thời gian đào tạo kéo dài hơn giúp cho việc tiếp thu của nhân viên được sâu hơn, tốt hơn.
3.2.2 Giảp pháp nhân tố thuộc về cá nhân người lao động
Đầu tiên, thực hiện kế hoạch đáp ứng nhu cầu của người lao động: Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau trong đó việc tiến hành các cuộc nghiên cứu, điều tra về nhu cầu và sự hài lòng của nhân viên được coi là phương thức sử dụng rộng rãi nhất, đem lại hiệu quả cao và thường được tiến hành với một chí phí hợp lý, từ đó giúp công ty nhìn nhận một cách tương đối chính xác các nhu cầu của nhân viên để đưa ra các chính sách hợp lý.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc và đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Việc xây dựng bảng đánh giá thực hiện công việc giúp cho người lao động thấy được tiến độ công việc của mình đên đâu, mình đã làm tốt hay chưa để tự mình phấn đấu, khiến cho việc đánh giá được mình bạch rõ ràng. Tuy nhiên, việc xác định không chính xác các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá sẽ gây ra sự ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố khác trong hệ thống và làm cho kết quả đánh giá sai lệch, hệ thống không đảm bảo được tính nhạy cảm và tin cậy. Chính do tầm ảnh hưởng to lớn này, việc hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc là giải pháp cần được đặc biệt chú trọng.
Thứ ba, hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền công, phụ cấp, đa dạng hóa hoạt động phúc lợi và dịch vụ nhằm tăng động lực làm việc cho người
lao động, kích thích họ làm việc hiệu quả. Ví dụ có thể thêm các khoản phụ cấp, phúc lợi khi tham gia các hoạt động tập thể của công ty như múa, hát, kéo co,... treo thưởng cao với các hoạt động tập thể với những đội đạt giải. Thứ tư, quan tâm và chú trọng đến vấn đề thăng chức, đề bạt người lao động. Công ty nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho người lao động, đồng thời lên chương trình đào tạo đi kèm, ví dụ như nhân viên phòng nhân sự sau 5 - 6 tháng sẽ được xét thăng hạng lên chuyên viên nếu làm tốt, ngoài ra sẽ được đào tạo, bàn giao công việc cụ thể để có thể đáp ứng được vị trí mới.
KẾT LUẬN
Người lao động luôn là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và phát triển của mỗi doanh nghiệp và mỗi tổ chức bởi thành công của hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều phụ thuộc vào người lao động hơn là các tài sản khác. Chính vì vậy, ngày nay các doanh nghiệp ngày càng tập trung hơn vào người lao động đặc biệt là tạo động lực lao động lao động, nỗ lực củng cố các chính sách tạo động lực của doanh nghiệp, làm thế nào để kích thích, động viên người lao động làm việc, cố gắng hết sức mình để cống hiến năng lực cho tổ chức là điều mà các doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên, công tác tạo động lực là một công việc lâu dài, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa thành một chính sách, một biện pháp cần có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh bởi vì các giải pháp cho công tác tạo động lực đưa ra cần có cơ sở khoa học, được thực hiện đồng bộ, thống nhất và được tập thể người lao động quan tâm, ủng hộ thì mới đạt được hiệu quả chung.
Báo cáo tốt nghiệp “Tạo động lực lao động tại Công ty TNHH RBOX Việt Nam”đã đạt được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, báo cáo tốt nghiệp đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo động lực lao động tại Công ty TNHH RBOX Việt Nam. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty TNHH RBOX Việt Nam.
Thứ hai, bài báo cáo tốt nghiệp đi sâu vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các nội dung tạo động lực lao động tại Công ty TNHH RBOX Việt Nam. Kết quả cho thấy, hiệu quả của các chính sách tạo động lực của công ty còn thiếu sót.
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên báo cáo tốt nghiệp chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để báo cáo tốt nghiệp được thiết thực hơn.