Xã Nam hùng đã có bãi xử lý rác tập trung được đặt ở Làng Cây, có diện tích 11200 m2, cách trung tâm của xã 4-5 km. Đường vào bãi đã được đổ bê tông chắc chắn rộng 4,5m từ quốc lộ 21 rẽ vào, khá thuận tiện cho ô tô tải chở chất thải rắn di chuyển và đặc biệt nằm xa khu vực dân cư sinh sống.
Vấn đề khó khăn nhất của chương trình phân loại rác tại nguồn là xử lý triệt để nguồn rác thải sau khi phân loại. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp để xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng. Rác thải sau khi được công nhân thu gom về bãi xử lý rác tập trung được xử lý bằng các phương pháp chính : sử dụng lò đốt chất thải và bãi chôn lấp. Ngoài ra, một phần nhỏ lượng chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy như : rau, củ, lá cây,.. sẽ được đem đi ủ làm phân compost
- Quy trình đốt chất thải rắn sinh hoạt :
Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt sẽ được vận chuyển về bãi bằng xe ô tô tải, sau đó công nhân sẽ phân loại để chôn lấp, làm phân bón, số còn lại sẽ để đốt. Tại khu xử lý rác tập trung của xã hiện có 01 lò đốt với công suất đốt khoảng 110kg/h và tối đa khoảng 2-3 tấn rác/ngày. Lò có cấu tạo gồm buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp có mức nhiệt từ 4500C tới 1.0000C. Khí thải ra môi trường bảo đảm đạt các tiêu chuẩn theo các quy chuẩn Việt Nam. Trang bị lò đốt không yêu cầu nhiều về diện tích cũng như nhân lực vận hành chỉ cần 2 người/ca.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt đã giảm tới mức thấp nhất khối lượng chất thải rắn so với ban đầu, chất thải rắn chuyển thành dạng khí trong thời gian ngắn trong khi các phương pháp khác cần thời gian lâu hơn, hiệu quả xử lý cao so với các phương pháp khác. Tuy nhiên nhiệt độ lò không phải lúc nào cũng đạt tiêu chuẩn nên còn sản sinh ra các loại khí độc cho môi trường : CO, CO2, đioxxin,...tuy nhiên công nhân vận hành lò đốt vẫn chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ và trang phục bảo hộ an toàn khi vận hành lò đốt. Bên cạnh đó hầu hết công nhân đều là người trong xã nên chưa được đào tạo chuyên sâu về công nghệ, quy trình vận hành lò đốt mà chỉ biết vận hành nạp nguyên liệu vào đốt. Do đó vẫn tạo ra một số tác động khác tới môi trường và đời sống người dân
- Quy trình thực hiện bãi chôn lấp :
Chất thải không dễ đốt và ủ phân được đưa vào bãi chôn lấp gồm gạch, đá, xương động vật, xỉ than,..Bãi chôn lấp có diện tích 2000 m2 được chôn sâu 5m với công suất một ngày có thể chôn lấp 8-9 tấn rác thải. Chất thải được chở đến BCL phải được kiểm tra phân loại và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã Nam Hùng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất khiến quá trình xử lý còn nhiều khó khăn : khả năng ngăn mùi chưa triệt để, hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ rác không thường xuyên được bảo dưỡng, tu sửa...do đó vẫn gây ra tác động tới môi trường trong quá trình chôn lấp.
- Ủ phân compost :
Mô hình ủ phân compost là một quá trình sinh học trong việc xử lý chất thải hữu cơ. Phân compost không gây ra mùi hôi, không gây ô nhiễm, được làm từ các loại rác hữu cơ. Phân compost thích hợp dùng để bón cây ăn trái và rau màu. Trong thành phần phân compost không chứa hóa chất gây hại mà còn chứa nhiều chất hữu cơ tự nhiên bổ sung cho đất. Mỗi bể ủ phân ở khu xử lí tập trung của xã Nam Hùng được thiết kế theo hình thức yếm khí, xây bằng gạch, chát vữa. Mỗi bể ủ được thiết kế với dung tích 7,5 m3 chứa 500-550 kg rác thải.Sau khi đưa rác hữu cơ vào, các bể sẽ được phun chế phẩm EM để giảm bớt mùi hôi của rác thải. Tuy nhiên các bể ủ vẫn chưa được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ rác.
Công tác xử lý chất thải rắn tại khu xử lí rác tập trung của xã Nam Hùng nhìn chung đã đem lại những kết quả khả quan đối với môi trường và đời sống của người dân nơi đây. Hoạt động thu gom và xử lí rác thải đã được các cấp chính quyền xã quan tâm, đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, hiện nay việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Khoảng 15% số rác thải sinh hoạt trong xã chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý. Do vậy, vẫn xảy ra tình trạng xả, đốt rác bừa bãi nơi cộng cộng, ao hồ, sông ngòi, kênh mương, ven đường giao thông... Tình trạng rác thải đổ xung quanh bãi chôn lấp, điểm tập kết, đốt rác thải và đổ trộm rác thải vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó bãi rác thực hiện xử lí chôn lấp lộ thiên, không có hệ thống xử lí nước rò rỉ từ rác nên khó tránh khỏi các tác động đến môi trường. Vào mùa mưa, nước rỉ rác chảy từ các bãi chôn lấp ra gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Ngoài ra, lượng công nhân đi tu gom rác thải sinh hoạt còn ít
nên quá trình phân loại trước khi chôn lấp còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ để đảm bảo vận hành xử lí rác thải hợp vệ sinh.
Theo điều tra thực tế, hầu hết người dân đều có nhận xét rằng bãi xử lý rác thải tập trung của xã Nam Hùng đã làm việc hiệu quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân sinh sống ở vùng lân cận xung quanh khu xử lý phản ánh rằng khu xử lý rác thải tập trung còn nhiều bất cập : gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh khu xử lý rác thải. Theo phản ánh của người dân, tình trạng bãi rác bốc mùi hôi thối thường xuyên xảy ra, nhất là trong những ngày nóng bức. Mùi hôi thối và ruồi muỗi bay sang khiến không khí nơi đây càng thêm ngột ngạt, là yếu tố tác động lớn đến sức khỏe của các hộ dân lân cận. Vào mùa mưa, nước rỉ từ các bãi rác cũng chảy thẳng ra kênh, mương dẫn nước vào ruộng gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng. Để xử lý dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rác thải cần được tập trung triển khai một số giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp về công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của khu xử lý rác tập trung
3.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
3.3.1. Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động triển khai mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng.
Xã Nam Hùng là một trong những xã tiêu biểu về đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Nam Trực. Vì thế để duy trì chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức của người dân và cải thiện vấn đề chất thải rắn trên địa bàn xã, Chi cục Bảo vệ Môi trường đã xây dựng các hoạt động triển khai mô hình truyền thông. Các hoạt động đã được cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể và người dân địa phương nhiệt tình hưởng ứng.