Hoạt động trồng trọt chính chiếm diện tích canh tác lớn nhất tại xã Nam Hùng là trồng lúa và trồng lạc. Ngoài ra còn một số lọa hoa màu khác như : khoai tây, rau màu,...Qua khảo sát, điều tra thực tế các thông tin về sản lượng cây trồng của xã, đồ án đã thống kê và tính toán được lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động trồng trọt chính diễn ra trên địa bàn xã Nam Hùng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1 : Phụ phẩm từ hoạt động trồng lúa, lạc
Sản lượng ( tấn ) Khối lượng phụ phẩm (tấn)
Tổng lượng chất thải/mùa vụ (tấn) Lúa Lạc Khoai tây
Lúa Lạc Khoai tây Rơm rạ Thân,
lá Vỏ Vỏ
Thân, lá
2333,3 855,5 3124 2753,8 2568,8 914,6 2743,8 5106,4 14087,4
( Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của đồ án, 2017 )
Như vậy, chỉ tính riêng phụ phẩm của các cây trồng chính là lúa và lạc có thể thấy khối lượng thải rất lớn, khoảng 5322,6 nghìn tấn, trong đó phụ phẩm từ lúa là 2753,8 nghìn tấn chiếm 19,55% tổng lượng chất thải, từ lạc là 3483,4 nghìn tấn chiếm 24,72% và khối lượng từ khoai tây là 7850,2 chiểm 55,73% tổng lượng chất thải trong một mùa vụ [4].Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ,... và các phụ phẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp. Qua quá trình phỏng vấn người dân ở địa phương, phần lớn phụ phẩm từ lúa ( rơm ra, trấu..) được người dân đốt trực tiếp tại đồng ruộng, một phần nhỏ vứt ra đường phố của thôn, xóm. Đối với phụ phẩm từ lạc và khoai tây, người dân tại đây thu gom lại vào bao rồi vứt vào các thùng rác đặt trên các đường phố hoặc thu gom để làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ.