Đối với các phương thức truyền thông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 38 - 40)

Tất cả các hoạt động truyền thông đều mang tới thông tin rất đa dạng về những kiến thức bảo vệ môi trường thông qua những hình thức truyền thông phong phú như : thông qua tivi, đài phát thanh, phát tài liệu, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về phân loại chất thỉ rắn tại nguồn, kẻ, vẽ khẩu hiệu, băng zôn ở khu vực đông dân cư. Thông qua các hình thức truyền thông này đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận

thức và hành động của người dân ở đây, tạo sự quan tâm, chú ý của người dân đến bảo vệ môi trường ở nơi họ sinh sống. Theo người dân, các hình thức truyền thông giúp họ tiếp cận được với các thông tin về bảo vệ môi trường, công tác thu gom, phân loại và xử lí chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại địa phương khá đa dạng và cụ thể như hình 3.4 :

( Nguồn : Kết quả phỏng vấn người dân )

Hình 3.5 : Hình thức tiếp cận các hoạt động của mô hình truyền thông của người dân xã Nam Hùng

Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng hình thức truyền thông qua hội nghị tập huấn ( chiếm 85%) và phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, áp phích ( chiểm 73%) là những phương thức truyền thông phổ biến nhất tại địa phương. Điều đó cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát, phỏng vấn 20 cán bộ quản lý đối với các hình thức truyền thông được cho là thu hút người dân. Kết quả khảo sát các cán bộ quản lý gần chính xác so với quá trình điều tra, phỏng vấn người dân. Kết quả đánh giá được thể hiện qua hình 3.5 :

( Nguồn : Kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý )

Hình 3.6 : Hình thức truyền thông thu hút người dân

Kết quả cho thấy hình thức truyền thông thông qua hội nghị tập huấn, qua phát tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu vẫn là phổ biến hơn hẳn. Tuy nhiên để duy trì và nâng cao nhận thức của người dân về công tác thu gom, xử lý chất thỉ rắn thì các nhà quản lí và cán bộ ở địa phương cần phải kết hợp các biện pháp với nhau, các nội dung tuyên truyền phải gắn kết, kết hợp với chuỗi các hoạt động thường xuyên để tạo lập một môi trường tự giác, tích cực và trách nhiệm cao. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cộng đồng, xã đã lập ra một số tổ chức khác nhau với vai trò là “hạt nhân” và mang tính “tự quản” như câu lạc bộ, Ban điều hành, tổ, nhóm phụ nữ, cựu chiến binh,... theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của đoàn thể của mình. Các hoạt động của công tác truyền thông môi trường đã và đang được các cán bộ quản lý tổ chức thực hiện trên địa bàn xã Nam Hùng đã góp phần ngày một thay đổi ý thức của người dân, tạo cho người dân một thói quen tốt trong công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w