Chất thải từ bao đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 30 - 34)

Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ… trong quá trình trồng trọt ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát trên địa bàn xã Nam Hùng cho thấy trung bình lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là 500 ÷ 600 gam thuốc/lần phun/ha. Trong đó, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa và lạc đều khoảng 4 lần/vụ [4]. Tổng lượng thuốc Bảo vệ thực vật được sử dụng hàng năm đối với lúa và lạc là khoảng 1350 kg ÷ 1620 kg. Theo ước tính của Cục Bảo vệ thực vật, lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thường chiếm khoảng 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ, như vậy hàng năm ở xã Nam Hùng có khoảng 135 ÷ 162 kg bao bì được thải ra trong quá trình sản xuất lúa và lạc. Ngoài ra, lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trong các bao bì cũng cần được quan tâm. Theo tính toán của Cục Bảo vệ thực vật thì trong mỗi bao bì đựng thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp trung bình có khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì. Như vậy, qua quá trình sản xuất lúa và lạc, hàng năm sẽ có khoảng 24,3 ÷ 29,16 tấn thuốc bảo vệ thực vật phát thải theo bao bì ra môi trường. Một lượng lớn các bao bì, chai nhựa, túi polyten kèm theo dư lượng hóa chất này đều không có hệ thống thu gom riêng mà được đưa thẳng vào các kênh, mương xung quanh gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng với môi trường.

3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người. Các nguồn phát thải chính là từ các hộ gia đình, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và các điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí,..Thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu là các loại chất hữu cơ như thực phẩm thừa, giấy, bìa cacton, … (chiếm 80.93% tổng khối lượng CTR sinh hoạt), ngoài ra còn một số loại chất thải vô cơ khác như chai nhựa, túi ni long, kim loại … Cụ thể được thống kê trong bảng 3.3:

Bảng 3.3 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng

Loại rác thải Thành phần % Khối lượng

Rác thải hữu Rác thực phẩm (rau, củ quả..) 15,24 80,93% Cỏ, cây,lá.. 59,28 Gỗ 0,83

Giấy, bìa carton 2,29

Vải sợi 3,29

Rác thải vô cơ

Kim loại 0,09

8,32%

Thành phần khác : thủy tinh, gốm,

sứ, gạch vỡ, đá,... 8,23

Nhựa Các sản phẩm thải từ nhựa 10,75 10,75%

( Nguồn : Đề án thu gom, phân loại chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng )

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại địa bàn chỉ mới đạt khoảng 60- 85%, rác vẫn còn ở một số nơi công cộng, ao, hồ... Đối với công tác xử lý CTR,trước kia địa phương xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xã Nam Hùng đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTR với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý CTR hoặc dùng hình thức ủ phân compost. Từ khi áp dụng hai hình thức xử lý này, hiệu quả xử lý tương đối cao đã giải quyết được phần nào những bức xúc của người dân về tình trạng rác thải ngày càng gia tăng.

3.2. Công tác quản lý chất thải rắn tại xã Nam Hùng

3.2.1. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng được công nhân “ Tổ hợp tác thu gom rác thải “ của Hội phụ nữ đảm nhận. Quy trình thu gom rác thải được thực hiện với quy trình như hình dưới đây :

Hình 3.2 : Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng

Qua sơ đồ, có thể thấy được lượng chất thải rắn sinh hoạt được các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh mang ra bỏ vào các thùng rác tập trung 240 lít đặt ở vỉa hè, có thể bỏ vào bao tải đặt trước cửa nhà. Sau đó công nhân thu gom rác trong tổ thu gom rác thải của Hội Phụ nữ đi đến từng hộ gia đình, cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh để thu gom. Rác thải sẽ được mang lên xe vận chuyển đến khu xử lí tập trung.

Tần suất thu gom : Chất thải rắn đã được phân loại được thu gom Thời gian thu gom vào khoảng 16h-18h hàng ngày, mỗi lần thu 2 chuyến.

Dụng cụ chứa, phương tiện vận chuyển :Để thực hiện mô hình, tổ chức đã cấp miễn phí 1200 thùng rác loại 20 lít cho các hộ gia đình để phân loại chất thải rắn. Rác thải sinh hoạt được đựng trong loại thùng rác 240 lít với số lượng là 36 thùng được đặt cố định trên vỉa hè của các tuyến phố chính của xã Nam Hùng, các khu vực trung tâm

CTR từ hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh CTR từ hộ gia đình, cơ quan, đơn vị,

cơ sở sản xuất kinh doanh

Điểm trung chuyển CTR (hoặc thu trực tiếp từ hộ gia đình) Điểm trung chuyển CTR (hoặc thu

trực tiếp từ hộ gia đình)

Khu xử lý CTR tập trung ( tiếp tục phân loại )

Khu xử lý CTR tập trung ( tiếp tục phân loại ) Chế biến thành phân bón Chế biến thành phân bón Đốt CTR từ lò đốtĐốt CTR từ lò đốt Chôn lấp hợp vệ sinh

xung quanh UBND xã Nam Hùng. Vì chỉ được đặt ở các tuyến phố chính nên số lượng thùng rác chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Do đó một số hộ dân vẫn phải đổ rác vào bao tải và vứt ra lề đường. Ngoài ra, tại các cửa hàng ăn uống, vật dụng chủ yếu để chứa rác là xô, chậu, túi nilon, bao tải,... để thu chứa rác thải sinh hoạt phát sinh.

Bảng 3.4 : Thống kê phương tiện, thiết bị và nhân lực thu gom tại xã Nam Hùng STT Phương tiện, trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng

1 Xe thu gom đẩy tay ( 500l ) Chiếc 16 2 Xe ô tô tải ( tải trọng 1,5 tấn ) Chiếc 1 3 Thùng rác ( 240l ) Cái 36 4 Thùng rác ( 20l ) Cái 1200 5 Nhân viên vệ sinh Người 32

( Nguồn : Đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn xã Nam Hùng )

Công tác thu gom của Tổ thu gom rác thải của Hội phụ nữ của xã Nam Hùng được người dân đán giá qua giờ giấc thu gom, tần suất thu gom và mức phí thu gom được đề ra và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ.

Theo kết quả điều tra thực tế, 100% cán bộ quản lý đều cho rằng công tác thu gom rác thải của “ Tổ hợp tác thu gom rác thải “là hợp lí. Ngoài ý kiến của cán cán bộ quản lý, hiệu quả của công tác thu gom chất thải rắn còn được phản ánh qua đánh giá của người dân. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy mức độ đánh gá của người dân về công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn xã Nam Hùng.

( Nguồn : Kết quả phỏng vấn ý kiến người dân )

Hình 3.3 : Đánh giá của người dân về tần suất và thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Hùng

Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn người dân đánh giá giờ giấc thu gom của Tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng là phù hợp với nhu cầu ( chiểm 85%). Bên cạnh đó vẫn có một phần nhỏ là không hợp với nhu cầu do công tác thu gom vẫn còn một số hạn chế :

Khoảng thời gian thu gom của Tổ thu gom từ 16h-18h chứ không có thời gian cố định nên việc tự thu gom và đổ rác của người dân chưa chủ động

Do phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế, đặc biệt là thùng rác công cộng chỉ được trang bị loại 240l mà chưa được trang bị loại 660l, số lượng xe rác đẩy tay và xe ô tô vận chuyển còn ít. Vì vậy khả năng thu gom rác hiện nay chỉ đạt 60-85%

Do ý thức về bảo vệ môi trường của một số người dân chưa caonên lượng CTR bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều cũng như do địa hình của một số thôn, xóm còn khó khăn cho các phương tiện vận chuyển chất thải đi lại trong hẻm rất khó thu gom.

3.2.2. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Hùng

Xử lý chất thải rắn là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường. Công tác xử lý chất thải rắn được hiện ở mỗi hộ gia đình và được xử lí ở khu xử lí rác tập trung của xã Nam Hùng. Các phương pháp xử lý chất thải rắn được áp dụng nhiều ở địa phương như : xây dựng bãi chôn lấp rác thải, sử dụng lò đốt chất thải rắn, ủ phân compost...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM HÙNG, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w