III. 1lúa rau, màu
3.5.2 Hiệu quả xã hộ
Ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì việc đánh giá hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng rất quan trọng. Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
+ Đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, + Giá trị ngày công lao động nông nghiệp,
+ Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo,
+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động,…
Theo số liệu điều tra nông hộ tại 5 xã phía nam của huyện Đại Từ , phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ. Một thực tế cho thấy ở địa phương là lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu, lớp trẻ phần lớn đi học, đi làm xa, … Lớp thanh niên còn ở lại địa phương đều thoát ly nông nghiệp đi làm công nhân. Lực lượng lao động chủ yếu còn lại chủ yếu là người già và trẻ em. Thực trạng này vô hình chung gây khó khăn cho vấn đề áp dụng khoa học kĩ thuật và tiến bộ mới vào sản xuất. Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.
Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường.
Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân.
Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế.
Bảng 3.11 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 Đơn vị tính: 1.000 đồng Kiểu sử dụng đất Vùng 1 Chuyên lúa 2 Lúa - rau, màu 1 lúa - rau, màu Chuyên rau, màu Cây Chè
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Ở tiểu vùng 1: Mức độ sử dụng lao động bình quân của vùng 1 là 692,5 công LĐ/ha, GTSX/LĐ là 111,9 và cho thu nhập là 64 nghìn đồng/công LĐ. Trong đó kiểu sử dụng đất chuyên màu và cây chè yêu cầu sử dụng lao động lớn hơn kiểu sử dụng đất chuyên lúa, loại hình này có thể duy trì và phát triển để giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân. Đối với loại hình chuyên cây chè TNHH/LĐ bình quân đạt 81,12 nghìn đồng vì vậy kiểu sử dụng đất này cần được duy trì về diện tích để đảm bảo thu nhập cho bà con nhân dân.
Bảng 3.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 Đơn vị tính: 1.000 đồng Kiểu sử dụng đất Vùng 2 Lúa Mùa LX – LM – Ngô Đông Ngô Xuân – LM
Ngô Xuân - Đỗ Tương - Ngô Đông Cây Chè
Ở tiểu vùng 2: Việc đầu tư sử dụng lao động của toàn vùng bình quân là 550,3615 công LĐ/ha và TNHH/LĐ là 69,41 nghìn đồng, trong đó kiểu sử dụng đất Ngô Xuân – Đỗ tương – Ngô Đông là kiểu sử dụng đất cho TNHH/LĐ cao tương đối cao đạt 76,77 nghìn đồng; Kiểu sử dụng đất chè cho TNHH/LĐ cao nhất 84,2 nghìn đồng.