Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến tính chính xác, khách quan và thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Việc chọn điểm nghiên cứu trong đề tài bao gồm chọn vùng, chọn xã và chọn hộ nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện (theo các đặc trưng về địa hình, đất đai, điều kiện kinh tế xã hội) ở những vùng có các đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và loại hình sử dụng đất chính của 5 xã. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phân bố cây trồng, đặc điểm đất đai và tập quán canh tác.

5 xã phía Nam của huyện Đại Từ gồm các xã: xã An Khánh, xã Phục Linh, xã Tân Linh, xã Cù Vân, xã Hà Thượng. Chọn điểm nghiên cứu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn vùng nghiên cứu

Dựa vào những đặc thù của địa hình, ngành sản xuất nông nghiệp của các xã phía Nam của huyện Đại Từ, cơ bản phân chia thành 2 tiểu vùng sản xuất để phát huy mọi thế mạnh do thiên nhiên ban tặng nhằm tạo sự phát triển hiệu quả nhất cho nền kinh tế nông - lâm nghiệp; Trong đó:

- Tiểu vùng thứ nhất: gồm hai xã Tân Linh và An Khánh, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi để phát triển các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai tây, sắn và các loại cây hàng năm khác.

- Tiểu vùng thứ hai: gồm các khu đất nâu vàng phát triển trên phiến Sa thạch (Fq) tập trung ở các khu vực đồi núi, địa hình đồi, bát úp thấp, độ dốc thoải, tầng đất dày đây là loại đất có diện tích lớn. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu niên như cây chè, cây vải.... gồm các xã Tân Linh, Phục Linh, Hà Thượng.

Bước 2: Chọn hộ nghiên cứu

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chọn điểm nghiên cứu, hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã được chọn, mang tính đại diện cho các hộ trong vùng.

Quá trình chọn các hộ điều tra được dựa vào điều kiện kinh tế (khá, nghèo, trung bình), điều kiện đất đai và quy mô sản xuất của nông hộ (nhiều, trung bình, ít), đảm bảo các thành phần và cơ cấu dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Sau đó các hộ được chọn một cách ngẫu nhiên theo tỷ lệ các loại hộ và danh sách hộ trong từng xã.

Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 31)