Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trông mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất thích hợp cho cây lúa, ngô và đậu tương ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Trần Thị Lệ Hà, Nguyễn Hữu Thành, Ngô Thanh Sơn

(2006); Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, Phan Chí Nguyện (2015) với nghiên cứu “ Phân vùng thích nghi đất đai cho sản xuất nông nghiệp tại tám tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long dưới điều kiện biến động chế độ ngập mặn” hay một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Quốc Thanh, Vũ Thị Khuyên (2016); Phát triển nông nghiệp Việt Nam của tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2017); đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang của tác giả Phan Chí Nguyện, Phạm Văn Hiệp, Trần Văn Dũng, Phạm Thanh Vũ và Nguyễn Kim Lợi (2017);

Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm. Song song với việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơn như cây họ đạm (đậu, đỗ...), cây có dầu (lạc, vừng...), rau củ và các loại cây ăn quả có giá trị hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.

Bên cạnh việc nghiên cứu ra các giống cây trồng mới đưa vào sản xuất thì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới bằng các phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thức luân canh. Từ đó, các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được áp dụng để khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai.

Từ thập kỷ 20, 21 chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam của Trần Minh Tiến( 2011- 2014) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam.

Công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng hợp lý đất xám bạc màu ở miền Bắc Việt Nam ( Hồ Quang Đức, 2010- 2013) cũng đưa ra kết luận về đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng và xác định giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý đất xám bạc màu ở miền Bắc nhằm ổn định và nâng cao đời sống người dân, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng.

Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợi đất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Ngô Quốc Doanh, Ngô Thế Dân.

Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu như phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000); một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Quốc Thanh, Vũ Thị Khuyên (2016), cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)