6. Cấu trúc luận án
3.1.3. tài lịch sử
Viết về lịch sử trong văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX không chỉ có Trương Tửu. Chúng ta có thể thấy một số tiểu thuyết gia đương thời cũng khá quan tâm tới lịch sử. Ngược dòng thời gian ta thấy Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỷ XX. Đương thời các cây bút như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… cũng viết khá nhiều tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện "đầy đủ" các sự kiện và "nguyên mẫu" nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Trương Tửu lại có hướng đi riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông được nhìn qua lăng kính của một nhà cách tân tiểu thuyết. Do vậy, muốn khám phá tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của Trương Tửu, cần tìm hiểu ý thức nghệ thuật đương thời của nhà văn.
Từ thời xa xưa, vấn đề văn - sử - triết bất phân đã trở thành một tình trạng phổ biến trên thế giới. Điều này có thể thấy rõ trong các nền văn hoá của cả phương Đông lẫn phương Tây. Tình trạng đó thể hiện ở chỗ bóng dáng lịch sử luôn tồn tại
trong nhiều thể loại văn học. Đồng thời, tính văn học cũng có mặt trong các cuốn sử
ký của các nhà chép sử. Người ta vẫn thường thưởng thức tác phẩm Sử ký của Tư
Mã Thiên (Trung Quốc) hay Liệt truyện đối chiếu của Plutark (Hy Lạp) như là
những tác phẩm văn học... Dần dần, loại hình văn học lịch sử đã tiến tới được định hình rõ ràng, trong đó chúng ta có thể nói đến một số thể loại văn học lịch sử như: truyện thơ lịch sử, kịch lịch sử, và đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử.
Trương Tửu đã không bám sát cốt truyện lịch sử giống như Nguyễn Tử Siêu mà mượn những ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian để xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết của mình. Ông cũng không sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo để tạo nên tính thần kỳ trong cốt truyện và nhân vật của mình như Lan Khai mà bám sát hiện thực. Tiểu thuyết của Trương Tửu nghiêng nhiều về tính dã sử mang màu sắc của truyện truyền thuyết, không mang yếu tố thần kỳ.
Khác với các nhà văn lãng mạn thời bấy giờ, Trương Tửu viết lịch sử không phải để trốn vào lịch sử, mà ông khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực đương thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Theo Từ điển bách khoa, tiểu thuyết lịch sử là "tiểu thuyết lấy một giai đoạn lịch sử làm khung cảnh và mong muốn truyền bá cái tinh thần, kiểu cách, và các điều kiện xã hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành với sự thật lịch sử (tuy nhiên trong một số trường hợp sự trung thành này chỉ là giả tạo). Công trình sáng tạo đó có thể đề cập đến những nhân vật lịch sử có thật... hoặc có thể bao hàm một sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu". Trong thể loại văn học này, lịch sử trở thành một nguồn cảm hứng cho tự do sáng tác văn chương.
Có thể nói, từ khi ra đời, tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong hệ thống các thể loại văn học, tạo ra những đỉnh cao văn học và có ảnh hưởng sâu rộng đến các thể loại và giai đoạn văn học. Nó đưa văn học trở về với đời sống thực trong quá trình phát triển lịch đại của loài người. Vì thế, thể loại văn học lịch sử nói chung và thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng đang và sẽ luôn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Đến thế kỷ XX, tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết lịch sử, bắt đầu có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học và trở thành lực
lượng nòng cốt cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Với tư cách là một thể loại “đang phát triển và còn chưa định hình” (Bakhtin), tiểu thuyết luôn là một thể loại tiêu biểu cho một nền văn học. Nó có khả năng bao quát rộng lớn và thâu tóm mọi thể loại văn học khác.
Tiểu thuyết lịch sử của Trương Tửu được hình thành từ hai nguồn: lịch triều
và dã sử, không chỉ nhằm tái hiện danh nhân và sự kiện, mà mỗi tác phẩm là một bức tranh riêng về số phận con người. Thế giới nhân vật của ông gồm đủ thành phần: Vua chúa, thái tử, thế tử, khanh tướng, người anh hùng, phụ nữ trong hoàng tộc, thị tỳ, dân chúng, binh sĩ, kẻ cướp nước và bán nước,... Tất cả tạo nên một dải phổ làm nên sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội trong tác phẩm. Nhưng nhà văn lại chú ý đi sâu vào thế giới bên trong của con người, đưa nhân vật về với đời thường với những yêu, ghét, hờn ghen, âm mưu và thù hận. Trong hàng ngũ bá vương hay vua chúa, mệnh quan trọng thần có người tài cao đức cả và cũng có kẻ bất tài, bạo ngược.
Dương Hậu trong Tráng sĩ Bồ Đề, khát ái tình và quyền lực đã quên đi cái
bổn phận vương phi, mê say Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Để thoả dục tình và tham vọng, Hậu không ngần ngại làm những điều phản trắc, cấu kết, thông dâm, bỏ trưởng lập thứ trái với đạo lý… nhằm đạt được ước vọng bá chủ thiên hạ cho con trai mình. Phải chăng nhà văn muốn cảnh tỉnh: trong giàu sang phú quý chưa hẳn con người đã hạnh phúc, một khi dục vọng trần thế vẫn trong vòng cương toả của những lễ nghi hà khắc. Giải phóng con người và bản năng là một nhu cầu tồn tại, là khát vọng chân chính của loài người!
Cô Năm Hoa Lư vốn là một quận chúa xinh đẹp nhưng cũng rất tàn ác. Với cô ta sắc đẹp chỉ là “một đồ vật” để mưu cầu cho mục đích của mình. “Nàng đã đem sắc đẹp ra quyến rũ Nguyên Phong. Nàng đã sai khiến hắn như một đứa con nít”. Khi nàng thấy “Nguyên Phong không còn đủ kiên nhẫn và lòng hi sinh mù quáng để giúp được đảng nàng nữa, nên nàng định giết Nguyên Phong đi” [120, tr. 645].
Trong con mắt của nhà văn Trương Tửu, hình ảnh vua chúa cũng bị hạ bệ. Quận chúa Như Mai - cô Năm Hoa Lư - trong thân phận một tên đảng trưởng của Ban do thám là kẻ tham vọng, quỷ quyệt, đầy mưu mẹo và giết người không ghê tay. Nam Việt
Vương cũng chỉ là kẻ tầm thường, bất tài và sợ chết. Dương Hậu thì dâm ô, Lê Hoàn thì tàn bạo…
Những trang viết về các cuộc tình trong tiểu thuyết lịch sử của Trương Tửu
cũng cho thấy đây là một cây bút sớm có cái nhìn mới mẻ về vấn đề tính dục. Tác
giả xem đây như một phương diện tự nhiên của đời sống và trong nghệ thuật. Trong quan niệm truyền thống, người anh hùng không vướng bận nữ nhi thường tình, nhưng người anh hùng của Trương Tửu lại rất đời thường. Họ cũng yêu đương, ghen tuông, hờn giận. Minh Tâm thầm yêu Bồ Đề, nhưng Bồ Đề lại yêu Tú Lan nên nàng đã rất đau khổ, ghen tuông khi thấy hai người bên nhau. Nhưng vì nghĩa lớn
của đảng Từ Bi, nàng đã hi sinh tình cảm của mình (Tráng sĩ Bồ Đề). Điều đó cho
thấy, dường như chỉ có tình yêu mới hướng con người về cái thiện. Trương Tửu đã dành nhiều tâm huyết viết về người phụ nữ, cho dù ở địa vị nào, họ đều khao khát tự do, được yêu thương hạnh phúc. Ta có thể thấy điều đó rất rõ ở các nhân vật nữ như
Tú Lan, Minh Tâm, Kim Chi,… trong Tráng sĩ Bồ Đề haynhân vật Việt Liễu, ni cô
Thanh Tuyền trong Năm chàng hiêp sĩ. Họ xinh đẹp, trẻ trung, tài giỏi. Họ mạnh
mẽ, có trái tim khao khát yêu thương và ở họ cũng có những điều mà người con gái trong xã hội phong kiến không có đó là tình yêu mãnh liệt, sự lả lơi rất gợi tình, sự khao khát ái tình rất mãnh liệt. Chẳng hạn Ngọc Nữ lần đầu gặp Bạch Hạc mà đã
“lẳng lơ hỏi”, “trách ngọt ngào” rồi “nguýt chàng” [120, tr. 690]. Cô Năm Hoa Lư
còn “táo bạo, trực tiếp và lẳng lơ” bộc bạch rõ tình yêu của mình đối với Bồ Đề, muốn được cùng tráng sĩ “dắt tay nhau chung sống, làm việc với nhau, thành bại có nhau” [120, tr. 651]…
Rõ ràng, mang thân phận nữ nhi trong một giai đoạn lịch sử cuối thời nhà Đinh, nhưng những nhân vật nữ trong tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu lại có đời sống tình cảm phong phú, phóng túng như của những cô gái ở thế kỷ XX. Ở họ ý thức về con người trần thế, bản năng luôn vượt thoát con người của cương thường giáo lý với những sợi dây ràng buộc vô hình. Đó là điểm khác biệt về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của ông với nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác. Việc đào sâu vào khát vọng trần thế của con người cho thấy, ý thức người
cầm bút đã tấn công vào thành trì lễ giáo phong kiến với những trở lực ngàn năm còn tồn tại. Mặt khác việc tái tạo các chi tiết éo le của đời sống cũng tạo nên sức lôi cuốn cho bạn đọc của nhà tiểu thuyết lịch sử này. Đặc biệt, hoạt động của các tráng sĩ Bồ Đề, Bạch Hạc và các cô Minh Tâm, Kim Chi trong đảng Từ Bi đối lập với đảng Thập Đạo nơi kinh thành cho thấy màu sắc hiện đại và dấu ấn ảnh hưởng không khí xã hội đương thời khá đậm đà ở các nhân vật này. Nhất là “tình trạng do thám”, “hiện tượng phản bội” hay “bị xử kín” diễn ra khá phố biến trong tác phẩm rất giống với không khí của xã hội Việt Nam những năm 1930 - 1945. Tiểu thuyết
Năm chàng hiệp sĩ cũng vậy. Với 2 quyển, 14 chương, tác phẩm đã lấy bối cảnh lịch sử xã hội thời Lý Anh Tông (1138- 1175), xây dựng nhiều nhân vật đảng viên trung kiên trong đảng Quần Anh đan xen những mối tình lãng mạn, những hoạt động do thám, thủ tiêu, lật đổ. Các xung đột giữa con người với con người về quyền lợi và dục vọng để dẫn đến những bi kịch trong tiểu thuyết lịch sử cũng được Trương Tửu quan tâm khám phá, để người đọc soi vào cái bi của thời đại mình lúc đó.
Dường như với Trương Tửu, đề tài lịch sử còn có mục đích là mượn lịch sử để bàn về hiện tại. Lịch sử giống như một kho kinh nghiệm cho con người của thời đại ngày nay. Có vẻ như có nhiều vấn đề của ngày nay, nếu được nói bằng hình tượng lịch sử thì sẽ có hiệu quả thẩm mỹ hơn bất cứ một phương thức nào khác. Vì thế tác động thẩm mỹ và tác động xã hội của tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đương đại đang tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết. Và vì thế ngay từ những năm đầu thế kỷ XX này tiểu thuyết lịch sử nhận được sự quan tâm của nhiều nhà văn hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhưng như thế, “chất sử” trong tiểu thuyết cũng mờ nhạt dần, yếu tố truyền thuyết tăng cao. Do đó, ở tiểu thuyết viết về lịch sử của Trương Tửu tính chất dã sử đậm đặc hơn tính chất lịch sử. Các sự kiện lịch sử rất mờ nhạt, thậm chí chỉ là một “cái bóng” của quá khứ. Ở tiểu thuyết
Tráng sĩ Bồ Đề, sự kiện nhà Đinh tiêu vong, nhà Lê soán ngôi chỉ là cái nền để tác giả khắc hoạ tài năng và phẩm giá của những người anh hùng tài năng, võ nghệ cao cường và đức độ như Bồ Đề, Bạch Hạc.
Nhìn chung, hai tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề và Năm chàng hiệp sĩ có thời gian, bối cảnh, sự kiện, có mối liên hệ với nhân vật thuộc thời trung đại và được
ghi chép trong chính sử. Tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề nương theo sự kiện Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn thay thế nhà Đinh vào giai đoạn cuối thế kỷ X. Trong tác phẩm có rất nhiều các nhân vật hay yếu tố sự việc có nguồn gốc từ lịch sử như Dương Hậu, Đinh Liễn… Nhà văn Trương Tửu đến với đề tài lịch sử theo hướng dựa vào sự thật lịch sử nhưng làm biến dạng nó đi một cách tự nhiên. Những đoạn giáo huấn xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu. Với chủ trương giáo huấn như vậy nhưng nhân vật trong tác phẩm không xây dựng một cách đơn giản, dễ dãi theo kiểu cái lý trí sẽ lấn át tình cảm, để rồi nhiều khi dẫn đến việc diễn tả suy nghĩ và hành động của nhân vật một cách đơn giản. Ví dụ điển hình nhân vật trong tiểu thuyết dã sử có đời sống tình cảm khá phong phú đến phức tạp là tráng sĩ Bồ Đề trong tiểu thuyết dã sử cùng tên. Đó là một chàng trai có đạo đức và lý tưởng cao đẹp. Một nhân vật được nhận sự tin cậy, sự quý trọng của rất nhiều các nhân vật khác trong truyện. Chàng hoàn hảo từ ngoại hình, dáng
vẻ đến đạo đức khoan dung, độ lượng“cử chỉ của chàng có vẻ phong nhã… chàng
thanh niên điềm tĩnh… cứ bình thản ngồi nghe… Và bằng thứ giọng bình tĩnh…
Cặp mắt sáng và hiền hậu của chàng thanh niên chiếu thẳng vào người khác…”
[120, tr. 602-603]. Trong cuộc trò chuyện của Bồ Đề với tráng sĩ Bạch Hạc ngay ở
đầu câu chuyện chàng đã tỏ ra sự đức độ, từ bi “…Mối oán thù càng thắt càng
chặt, không bao giờ cởi gỡ ra được. Phải tha thứ cho kẻ đã hại mình, đã làm mình đau khổ. Ta nên học cái lượng khoan dung của Phật tổ, lấy lòng từ bi mà đối xử với mọi người. Kẻ gian ác ta có thể giết nó đi mà không thù ghét nó. Giết nó
không phải vì mình mà chính là vì thiên hạ” [120, tr. 603]. Bồ Đề hiện lên oai
phong bởi vẻ đẹp tài năng, tay kiếm của chàng linh hoạt, uyển chuyển khiến ai nấy đều kính phục, trầm trồ. Ở chàng còn toát lên vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động. Một chàng trai đáng yêu và được nhiều người yêu mến. Nhân vật tráng sĩ Bồ Đề hay tráng sĩ Bạch Hạc hoặc tráng sĩ Kim Sơn, Đông Tùng đều mang vẻ đẹp hào hiệp, tài năng như đúng cách gọi “tráng sĩ”. Bên cạnh vẻ đẹp rất
“xưa” ở họ lại toát lên những nét hiện đại của những chàng trai thế kỷ XX bởi sự lãng mạn, nhạy cảm, dám yêu và hết lòng vì tình yêu. Ngoài cách hành xử đúng như như cách gọi “tráng sĩ”, họ còn mang nét hào hoa, những rung động tinh tế mà mạnh mẽ của con người hiện tại. Ở một số nhà văn khi đến với tiểu thuyết dã sử để các nhân vật trong tiểu thuyết của họ mang nặng dấu ấn quan điểm “dùng văn để dạy sử”. Về điểm này Trương Tửu lại có cách thể hiện sắc sảo hơn khi ông kết hợp dấu ấn lịch sử, dấu ấn văn học dân gian và hiện đại để tạo cho mình một phong cách văn xuôi độc đáo. Nếu như trong tiểu thuyết thông thường, hư cấu là kỹ thuật đương nhiên của nhà viết tiểu thuyết, thì đối với tiểu thuyết lịch sử, nghệ thuật hư cấu chính là lĩnh vực chủ yếu để nhà văn thể hiện sự sáng tạo của mình, làm cho tác phẩm đúng là một cuốn tiểu thuyết, và làm cho tiểu thuyết lịch sử khác với một công trình sử ký, thông qua các sự kiện hư cấu nhà văn thể hiện quan điểm riêng đối với lịch sử. Trương Tửu đã làm được điều này tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng đó cũng là một cống hiến, một tấm gương cho sự sáng tạo về việc dám đặt bút vào một lĩnh vực khá mới mẻ.
Tuy nhiên, hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử có một nét đặc thù riêng, không giống với hư cấu của tiểu thuyết nói chung. Tiểu thuyết lịch sử phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có thật, cho nên dù có hư cấu thì cũng chỉ có thể tạo ra các sự kiện giống như "chất phụ gia”cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lịch sử.
Trong đề tài của tiểu thuyết lịch sử Trương Tửu còn xuất hiện hình tượng các