MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ HỌC LỰC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 101)

CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ HỌC LỰC

Năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý, phản xạ và cảm xúc đều là những hoạt động chức năng của hệ thần kinh. Vì vậy, luôn tồn tại mối liên quan giữa các chức năng này. Để chứng minh điều này, chúng tôi xét mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh lý và học lực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.26.

Bảng 3.26. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học

STT Mối tương quan giữa IQ với các chỉ số khác Hệ số tương quan r 1 Chỉ số IQ và trí nhớ thị giác tiết 1 0.7907445 2 Chỉ số IQ và trí nhớ thị giác tiết 5 0.79424172 3 Chỉ số IQ và trí nhớ thính giác tiết 1 0.83178474 4 Chỉ số IQ và trí nhớ thính giác tiết 5 0.77883876 5 Chỉ số IQ và độ tập trung chú ý tiết 1 0.70424933 6 Chỉ số IQ và độ chính xác chú ý tiết 1 0.65183895 7 Chỉ số IQ và độ tập trung chú ý tiết 5 0.74978581 8 Chỉ số IQ và độ tập tập chính xác chú ý tiết 5 0.66887205 9 Chỉ số IQ và thời gian phản xạ thị giác - vận động tiết 1 -0.7866156 10 Chỉ số IQ và thời gian phản xạ thị giác - vận động tiết 5 -0.7824657 11 Chỉ số IQ và thời gian phản xạ thính giác - vận động tiết 1 -0.7541906 12 Chỉ số IQ và thời gian phản xạ thính giác - vận động tiết 5 -0.8022749

13 Chỉ số IQ và cảm xúc chung tiết 1 0.63996873

14 Chỉ số IQ và cảm xúc chung tiết 5 0.616928

3.7.1. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ

Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác tiết 1, trí nhớ thị giác tiết 5, trí nhớ thính giác tiết 1, trí nhớ thính giác tiết 5 của học sinh được minh họa qua các hình từ 3.26 đến 3.29.

Kết quả trên hình 3.26 đến 3.29 cho thấy, mức độ tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác tiết 1 có r = 0.79074450, và ở tiết 5 có r = 0.7942417 còn mức độ tương quan với trí nhớ thính giác ở tiết 1 có r = 0.8317847 và ở tiết 5 có r =0.7788387. Do r > 0,7 nên đây là mối tương quan thuận rất chặt chẽ. Điều này chứng tỏ, học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt.

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác ở tiết 1

Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác ở tiết 5

và trí nhớ thính giác ở tiết 1

Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác ở tiết 5

3.7.2. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng chú ý

3.7.2.1. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng chú ý ở tiết 1

Mối tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý của học sinh ở tiết 1 được minh họa qua hình 3.30 và hình 3.31.

và độ tập trung chú ý ở tiết 1

Hình 3.31. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ chính xác chú ý ở tiết 1

Kết quả trên hình 3.30 và hình 3.31 cho thấy, mức độ tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý có r =0.70424933 và với độ chính xác chú ý có r = 0.651838950. Đây là mối tương quan thuận, rất chặt chẽ. Điều này chứng tỏ, học sinh có chỉ số IQ càng cao thì độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý càng cao, nhưng không phải trong trường hợp nào cũng như vậy. Như vậy, độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý không chỉ phụ thuộc vào chỉ số IQ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trạng thái cảm xúc, tâm trạng và tính tích cực của học sinh.

3.7.2.2. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng chú ý ở tiết 5

Mối tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý của học sinh ở tiết 5 được minh họa trên hình 3.32 và hình 3.33.

Hình 3.32. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ tập trung chú ý ở tiết 5

Hình 3.33. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ chính xác chú ý ở tiết 5

Qua hình 3.32 chúng ta thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý là r = 0.74978581. Đây là mối tương quan thuận, chặt chẽ

0, 7r 0, 9. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì độ

tập trung chú ý càng cao.

Hình 3.33 cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và độ chính xác chú ý r = 0.66887205. Đây là mối tương quan thuận. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì độ chính xác chú ý càng cao. Tuy nhiên, mối tương quan này chỉ khá chặt nên không phải học sinh nào có chỉ số IQ thấp cũng có độ chính xác chú ý thấp. Độ chính xác chú ý còn phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc và kỹ năng của học sinh.

3.7.3. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và thời gian phản xạ cảm giác - vận động

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số IQ với thời gian phản xạ thị giác - vận động, thính giác - vận động được minh họa qua các hình từ 3.34 đến 3.37.

Hình 3.34. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và thời gian phản xạ thị giác - vận động ở tiết 1

Hình 3.35. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và thời gian phản xạ thị giác - vận động ở tiết 5

Hình 3.36. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và thời gian phản xạ thính giác - vận động ở tiết 1

Hình 3.37. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và thời gian phản xạ thính giác - vận động ở tiết 5

Từ hình 3.34 đến 3.37 có thể thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với thời gian phản xạ thị giác - vận động ở tiết 1 có r = -0.7866156 và ở tiết 5 có r = -0.7824657 còn tương quan giữ IQ với thời gian phản xạ thính giác - vận động ở tiết 1 có r = -0.7541906 và ở tiết 5 có r = -0.8022749. Đây là mối tương quan nghịch, rất chặt chẽ 0, 7r 0, 9. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì thời gian phản xạ cảm giác - vận động càng ngắn.

3.7.4. Mối tương quan giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc chung của học sinh.

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc chung của học sinh được minh họa trên hình 3.38 và hình 3.39.

Từ hình 3.38 và 3.39 có thể thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc chung của học sinh là mối tương quan thuận khá chặt, với hệ số tương quan r = 0.63996873 ở tiết 1 và r = 0.616928 ở tiết 5. Kết quả cho thấy, học sinh có chỉ số IQ cao thì trạng thái cảm xúc chung cũng tốt. Tuy

nhiên, trạng thái cảm xúc không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ số IQ mà còn phụ thuộc vào không gian, thời gian, môi trường học tập. Do đó, việc tạo môi trường học tập thích hợp trong giáo dục rất quan trọng.

Hình 3.38. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc chung ở tiết 1

Hình 3.39. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc chung ở tiết 5

3.7.5. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.27.

Bảng 3.27. Tỷ lệ % học sinh theo mức trí tuệ và học lực

Mức trí tuệ n Tỷ lệ học sinh ( %) Giỏi Khá TB Yếu I 12 75,00 25,00 0 0 II 87 54,02 44,82 1,16 0 III 125 28,00 71,20 0,80 0 IV 401 9,47 86,03 4,50 0 V 174 6,80 90,80 2,40 0 VI 101 4,95 31,68 62,37 1,00

Các số liệu trong bảng 3.27 cho thấy, giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh có mối liên quan với nhau.Nhóm học sinh ở mức trí tuệ I có học lực chủ yếu là giỏi và số ít khá.Nhóm học sinh ở mức trí tuệ II có tỷ lệ học lực khá giỏi chiếm 98.84% và học lực trung bình có số lượng không đáng kể 1.16%. Nhóm học sinh ở mức trí tuệ III có tỷ lệ học lực khá giỏi vẫn cao 99.20% và số trung bình rất ít 0.80%. Nhóm học sinh ở mức trí tuệ IV có tỷ lệ học lực khá ,giỏi vẫn tương đối cao 95.5% và tỷ lệ học lực trung bình 4.50%. Nhóm học sinh ở mức trí tuệ V có tỷ lệ học lực khá chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến tỷ lệ học lực giỏi và thấp nhất là học lực trung bình. Nhóm học sinh ở mức trí tuệ VI có tỷ lệ học lực trung bình cao nhất 62.37% rồi đến tỷ lệ học lực khá 31.68, tỷ lệ học lực giỏi 4.95và tỷ lệ học lực yếu chiếm 1%.Học sinh

yếu chỉ có ở mức trí tuệ kém. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực được minh họa trên hình 3.40.

Hình 3.40. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh

Từ hình 3.40 có thể thấy, giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ r = 0.676738330. Đa số học sinh có mức trí tuệ cao học giỏi, khá và đa số học sinh có mức trí tuệ thấp có lực học trung bình. Điều này chứng tỏ, học sinh có mức trí tuệ càng cao thì học lực càng tốt. Tuy nhiên, một số học sinh có trí tuệ cao, nhưng kết quả học tập lại không cao và một số học sinh có trí tuệ trung bình lại có kết quả học tập khá cao. Như vậy, năng lực trí tuệ không phải là yếu tố duy nhất quyết định kết quả học tập của học sinh. Nếu học sinh học tập chăm chỉ, có ý chí phấn đấu, điều kiện học tập thuận lợi thì cho dù có hạn chế về năng lực trí tuệ, vẫn có thể đạt học lực trung bình, thậm chí là học lực khá, giỏi. Nhưng để trở thành một học sinh giỏi thật sự thì cần phải có năng lực trí tuệ thuộc loại cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)