PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 53)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số.

Các chỉ số được nghiên cứu gồm có.

- Các chỉ số về trí tuệ (IQ, sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ). - Trí nhớ thị giác và thính giác.

- Khả năng chú ý.

- Cảm xúc và trạng thái cảm xúc.

- Thời gian phản xạ cảm giác - vận động. - Học lực.

2.2.1.1. Nghiên cứu trí tuệ

Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn (test Raven) của J. C. Raven loại dành cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên [17], [64]. Test Raven gồm 60 khuôn hình được chia thành 5 bộ (A, B, C, D, E), có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ khuôn hình 1 đến 12 trong mỗi bộ và từ bộ A đến bộ E. Mỗi bộ có nội dung riêng như sau:

Bộ A - Thể hiện tính toàn vẹn và liên tục của cấu trúc. Bộ B - Thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.

Bộ D - Thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.

Bộ E - Thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành. Mỗi đối tượng thực nghiệm (nghiệm thể) được nghiệm viên (giáo viên) phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời (phụ lục 1). Mỗi phiếu có phần thông tin cá nhân do nghiệm thể tự ghi theo hướng dẫn của giáo viên. Sau khi nghe hướng dẫn các nghiệm thể tiến hành làm bài một cách độc lập với thời gian không hạn chế. Song thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút. Sau khi nghiệm thể làm xong các phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả.

Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Raven [64]. Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, do vậy tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài. Cộng thô tổng số điểm làm được trong các bộ (A, B, C, D, E) và ghi tổng số điểm này vào cột tổng số trong phiếu chấm điểm. Các phiếu trả lời đạt yêu cầu thì mới được tính, nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị loại và phải làm lại. Căn cứ vào điểm test Raven, chúng tôi tính chỉ số IQ và xác định mức trí tuệ theo D. Wechsler. Chỉ số IQ được tính theo công thức: IQ X X .15 100

SD

 

Trong đó: X- điểm test Raven của từng đối tượng; X - điểm test Raven

trung bình của các đối tượng ở cùng một độ tuổi (lớp tuổi); SD - độ lệch chuẩn.

Chúng tôi xác định mức trí tuệ theo D. Wechsler (bảng 1.1).

2.2.1.2. Nghiên cứu về khả năng chú ý

Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. Chúng tôi đánh giá khả năng chú ý qua 2 chỉ số: độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý. Thời điểm tiến hành là tiết 1 và tiết 5.

Mỗi nghiệm thể được phát một phiếu trắc nghiệm Ochan Bourdon. Phiếu trắc nghiệm Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định (phụ lục 2). Nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, yêu cầu các em rà soát và gạch vào một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ

trái sang phải, từ trên xuống dưới trong 5 phút. Kết thúc mỗi phút, theo hiệu lệnh của nghiệm viên, nghiệm thể đánh dấu bằng cách gạch chéo vào sau chữ cái rà soát để đánh dấu số chữ rà soát được trong từng phút. Nghiệm thể tiến hành làm bài một cách độc lập, sau khi làm bài xong, các phiếu nghiên cứu sẽ được thu lại để xử lý kết quả. Căn cứ vào kết quả rà soát của nghiệm thể chúng tôi xác định các chỉ số sau:

+ Độ tập trung chú ý (T) được thể hiện bằng số chữ cái gạch đúng trong một phút.

+ Độ chính xác chú ý được tính theo công thức A T

T S

  

Trong đó: A - Độ chính xác chú ý; T - Tổng số chữ cái gạch đúng trung bình trong một phút; S - Số chữ bỏ sót.

2.2.1.3. Nghiên cứu về trí nhớ

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở hai thời điểm là tiết 1 và tiết 5. Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. Trí nhớ thị giác ngắn hạn được nghiên cứu bằng cách sử dụng một bảng số (20 cm x 40 cm) trên đó có viết 12 số, ghi đậm, rõ ràng. Thứ tự các số không sắp xếp theo một quy luật nhất định, không trùng nhau, không chẵn chục. Trắc nghiệm viên phát phiếu điều tra (phụ lục 3) và phổ biến cách làm cho nghiệm thể, sau đó nghiệm thể quan sát bảng số trong 30 giây để nghiệm thể cố gắng ghi nhớ và không được chép lại trong khi quan sát. Hết 30 giây quan sát trắc nghiệm viên cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ được không cần theo thứ tự. Quá trình làm hoàn toàn độc lập.

Nghiên cứu trí nhớ thính giác ngắn hạn cũng thực hiện như trên, chỉ khác thay việc nhìn vào bảng số bằng việc nghe đọc 12 số. Trắc nghiệm viên đọc chậm, to, rõ ràng 12 số cho nghiệm thể nghe 3 lần, 12 số đọc khác với 12 số trong bảng số. Sau đó yêu cầu nghiệm thể ghi lại những số đã nhớ được.

Xác định số chữ số ghi đúng trong thời gian 30 giây của nghiệm thể, mỗi chữ số đúng được tính một điểm.

2.2.1.4. Nghiên cứu về cảm xúc

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở hai thời điểm là tiết 1 và tiết 5. Xác định cảm xúc bằng phương pháp tự đánh giá CAH (Самочуство Активность Настроение). Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khỏe, tính tích cực, tâm trạng và mối liên hệ giữa chúng. Nghiệm viên phát phiếu trắc nghiệm (phụ lục 4), sau đó yêu cầu đối tượng đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá (theo thang điểm từ 1 đến 9) bằng cách dùng bút khoanh một vòng tròn vào điểm số tương ứng. Tổng điểm của các nhóm câu hỏi là biểu hiện trạng thái cảm xúc chung. Các câu cho thấy trạng thái sức khỏe (C) gồm có 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26. Các câu nói lên tính tích cực (A) gồm có 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28. Các câu nói lên tâm trạng (H) gồm có 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30. Cách đánh giá cụ thể được thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc.

STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá

1 Tối đa 270 Rất tốt

2 Trung bình 150 Bình thường

3 Tối thiểu 30 Rất xấu

2.2.1.5. Nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm giác - vận động.

Chúng tôi sử dụng máy vi tính với phần mềm đồ họa theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh và cs [22] để đo thời gian phản xạ thị giác - vận động và phản xạ thính giác -vận động. Thời điểm tiến hành là tiết 1 và tiết 5.

Để đo thời gian phản xạ thị giác - vận động, nghiệm thể ngồi với tư thế thoải mái trước màn hình máy vi tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter của

bàn phím, mắt nhìn lên mô hình. Khi thấy trên mô hình hệ thống đèn đỏ bật sáng thì dùng ngón tay đặt sẵn ấn phím Enter xuống với tốc độ nhanh nhất để tắt đèn. Thao tác này được lặp lại 5 lần theo thứ tự đã định sẵn trên máy.

Đo thời gian phản xạ thính giác - vận động, được thực hiện ngay sau khi đo thời gian phản xạ thị giác - vận động. Các thao tác tương tự nhau, chỉ khác là thay tín hiệu đèn đỏ bật sáng bằng tiếng kêu "tit" của máy vi tính.

Sau khi nghiệm thể thực hiện xong thì trên màn hình hiện lên kết quả về thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính giác - vận động. Kết quả này tự động nạp vào bộ nhớ của máy vi tính. Kết quả nghiên cứu sau đó được in ra để xử lý.

2.2.1.6. Nghiên cứu về học lực (kết quả học tập)

Chúng tôi tiến hành đánh giá học lực của học sinh theo điểm trung bình các môn của cả năm học. Học lực loại giỏi khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 8,0 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 8,0 trở lên, không có môn học nào dưới 6,5. Học lực loại khá khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 6,5 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 6,5 trở lên, không có môn học nào dưới 5,0. Học lực loại trung bình khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 5,0 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 5,0 trở lên, không có môn học nào dưới 3,5. Học lực loại yếu khi điểm trung bình các môn từ 3,5 trở lên, không có môn học nào dưới 2,0. Học lực loại kém là các trường hợp còn lại. Khi xếp loại học lực, nếu do điểm trung bình của một môn học nào đó mà học lực của học sinh bị xếp thấp xuống hai bậc thì được điều chỉnh chỉ xếp thấp xuống một bậc, nếu thấp xuống ba bậc thì được điều chỉnh chỉ xếp thấp xuống hai bậc.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.

2.2.2.1. Xử lý thô.

Sau khi chấm điểm bài test Raven của nghiệm thể, trắc nghiệm viên lấy điểm từng bộ bài tập của mỗi cá nhân trừ đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ và tổng điểm của cá nhân đó. Nếu điểm của một cá nhân trong một bộ sai lệch trong khoảng ± 2, thì kết quả đó được sử dụng, còn nếu vượt quá ± 2 phải loại bỏ và cho làm lại. Tổng điểm thực trừ đi điểm số kỳ vọng của tất cả các bộ phải ≤ 6 đơn vị.

2.2.2.2. Xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê xác suất dùng cho y - sinh học.

Kết quả thu được của mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô, sẽ được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel. Sau đó được xử lý theo toán thống kê xác suất dùng trong y - sinh học [36], [58], [59].

Các giá trị thống kê gồm có: giá trị trung bình (X ), độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan (r). So sánh hai giá trị trung bình của hai mẫu theo phương pháp Student - Fisher (kiểm định "t - test" với mức ý nghĩa α = 0,05). Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các nghiên cứu khác.

- Tính giá trị trung bình: 1 n i i X X n   

X - Giá trị trung bình; Xi - Giá trị thứ i của đại lượng X; n -Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

- Tính độ lệch chuẩn:  2 1 n i i X X SD n     SD - Độ lệch chuẩn.

- Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình Tools Data Analysis – Regression theo công thức:

1 1 12 2 2 2 2 2 1 1 1 1 . . . . . . n n n i i i i i i i n n n n i i i i i i i i n X Y X Y r n X X n Y Y                                              

Trong đó, Xi - Từng giá trị của đại lượng X; Yi - Từng giá trị của đại lượng Y; n - Số mẫu có trong công thức; r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH 3.1.1. Chỉ số IQ của học sinh

3.1.1.1. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi

Năng lực trí tuệ của học sinh được xác định qua chỉ số IQ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi

Tuổi n Chỉ số IQ Cặp so sánh X 1 -X 2 P(1-2) X 1,2 ± SD 16 (I) 300 97.79±14.76 I-II 2.30 >0.05 17(II) 309 100.09±15.05 II-III 2.09 >0.05 18(III) 291 102.18±14.16 III-I 4.39 <0.05 TB 900 100.00±14.67 - - - 0 20 40 60 80 100 120 16 17 18 IQ Tu i IQ

Từ số liệu ở bảng 3.1 và hình 3.1 có thể thấy, chỉ số IQ trung bình của học sinh tăng dần theo lớp tuổi. Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 16 thấp hơn so với nhóm tuổi 17 là 2,30 điểm. Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 17 thấp hơn so với nhóm tuổi 18 là 2,09 điểm. Chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 16 thấp hơn so với nhóm tuổi 18 là 4,39 điểm. Sự chênh lệch về chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi 16 với 17, 17 với 18 không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), còn sự chênh lệch về chỉ số IQ trung bình của nhóm tuổi nhóm tuổi 16 với 18 lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.1.1.2. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính

Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính

Tuổi Chỉ số IQ X 1 -X 2 P(1-2) Nam Nữ n X 1 ± SD n X 2± SD 16 (I) 136 100.78±15.15 164 95.32±14.44 5.46 <0.05 17(II) 111 102.37±15.35 198 98.81±14.88 3.56 <0.05 18(III) 122 106.44±14.79 169 99.11±13.70 7.33 <0.05 TB 369 103.13±15.09 531 97.83±14.37 5.30 <0.05

0 20 40 60 80 100 120 16 17 18 IQ Tuổi Nam Nữ

Hình 3.2. Biểu đồ về chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính

Từ số liệu ở bảng 3.2 và hình 3.2 có thể thấy, chỉ số IQ trung bình của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ. Sự chênh lệch về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ là 5,30 điểm. Trong đó mức chênh lệch chỉ số IQ giữa học sinh nam và nữ ở lớp tuổi 18 cao nhất (7,33 điểm), thấp nhất là ở lớp tuổi 17 (3,56 điểm). Sự khác nhau về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở từng lớp tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.1.2. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo giới tính được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo giới tính

Tuổi Giới

n Tỷ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI 16 Nam 136 1.47 5.15 25.74 39.71 16.91 11.02 Nữ 164 0.55 3.30 14.84 42.86 23.63 14.82 TB 300 0.66 4.00 19.67 40.00 21.67 14.00 17 Nam 111 2.70 12.61 17.12 41.44 18.92 7.21 Nữ 198 1.01 4.04 17.17 48.48 15.66 13.64 TB 309 1.62 7.12 17.15 45.95 16.83 11.33 18 Nam 122 3.28 16.39 17.21 44.26 17.21 1.65 Nữ 169 0.59 9.47 13.02 49.70 21.30 5.92 TB 291 1.72 12.37 14.78 47.42 19.59 4.12 Tổng Nam 369 2.44 11.11 20.33 41.73 17.62 6.77 Nữ 531 0.89 5.72 15.03 46.33 20.57 11.46 TB 900 1.34 7.44 17.22 44.44 19.67 9.89 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (44,44%), sau đó đến mức trí tuệ V (19,67%), tiếp theo là mức trí tuệ III (17,22%), mức VI (9,89%), mức II (7,44%), thấp nhất là mức I chiếm 1,34 %. Không có học sinh nào rơi vào mức trí tuệ VII (ngu độn). Điều này cho thấy, đa số học sinh có mức trí tuệ trung bình. Còn mức khá, thông minh và xuất sắc chiếm 25,99 %, mức tầm thường và mức kém chiếm 29,56%.

Khi xét sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ của từng lớp tuổi ta thấy sự khác nhau. Ở lớp tuổi 16, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (40,00%); tiếp đến là mức trí tuệ V (21,67%); sau đó đến mức trí tuệ III (19,67%); mức VI (14,00%); mức II (4,00%); mức I (0,66 %). Khi so sánh mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ có thể thấy, ở các mức trí tuệ I,

II, III, học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ, còn ở các mức IV, V, VI, học sinh nữ lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nam.

Ở nhóm tuổi 17, học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất (45,95%); tiếp đến là mức trí tuệ III (17,15 %); sau đó là mức trí tuệ V (16,83%); mức VI (11,33 %); mức II (7,12%); mức I (1,62%). Khi so sánh mức trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ có thể thấy, ở các mức trí tuệ I,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)