THỜI GIAN PHẢN XẠ CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 40)

Cảm giác (Sensation) là quá trình chuyển đổi năng lượng vật lý thành kích thích của các cơ quan cảm thụ (thị giác, thính giác,...). Cảm giác là sự phản ánh của hệ thần kinh đối với vật kích thích và là một hoạt động phản xạ [26].

Phản xạ (reflexio) là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tác động lên nó do hệ thần kinh điều khiển. Đặc điểm cơ bản của phản xạ là tính chất của nó rất khác nhau. Mỗi cơ quan thụ cảm đều có đường dẫn truyền riêng biệt nối với các trung tâm của não bộ [38],[44], [45].

Thời gian phản xạ là thời gian cần thiết để cơ thể đáp ứng một cách có ý thức với những kích thích xác định. Có thể coi thời gian phản xạ như một chỉ số về sự hưng phấn của hoạt động thần kinh [2].

Các công trình nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm giác - vận động trên người Việt Nam đã được nhiều nhà sinh lý học, y học và tâm lý học quan tâm từ khá lâu. Tuy nhiên, do phương pháp nghiên cứu không giống nhau nên kết quả thu được có sự khác nhau [19], [22], [57].

Năm 1997, Đỗ Công Huỳnh và cs đã nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động của thanh, thiếu niên từ 6 - 18 tuổi ở khu vực Nam, Bắc sân bay Biên Hoà, xã Vạn Phúc - Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ cảm giác - vận động giảm dần theo tuổi, tuổi càng lớn (không quá 18) thời gian phản xạ càng ngắn. Điều này chứng tỏ, quá trình xử lý thông tin ngày càng tốt hơn theo lớp tuổi.

Năm 2001, Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hưng nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính giác - vận động của học sinh, sinh viên từ 15 - 21 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ tăng dần theo lớp tuổi [36].

Năm 2002, Trần Thị Loan [43] đã nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ cảm giác - vận động của nam và nữ biến động theo thời gian, giảm dần từ 6 đến 14 tuổi, từ 15 đến 17 tuổi tương đối ổn định.

Năm 2003, Võ Thị Minh Chí [3] sử dụng phương pháp đo thời gian phản xạ thị giác - vận động để nghiên cứu tính linh hoạt thần kinh ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng phương pháp đo thời gian phản xạ thị giác - vận động với cách thiết kế bài tập tác động tương ứng, phù hợp yêu cầu, đòi hỏi đặc thù theo nhiệm vụ nghiên cứu tính linh hoạt thần kinh và cách biểu hiện của nó.

Mai Văn Hưng (2003) [20], nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động của sinh viên một số trường Đại học phía Bắc Việt nam ở độ tuổi 18-25. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính giác - vận động ở nam luôn ngắn hơn so với ở nữ.

1.6. HỌC LỰC

Kết quả học tập (học lực) phản ánh năng lực trí tuệ và quá trình hoạt động của người học.

Năng lực trí tuệ được coi là khả năng nhận thức, khả năng hoạt động trí óc và khả năng thực hành của con người nhằm thích ứng với môi trường sống. Nó là tổ hợp các đặc điểm tâm sinh lí của từng người, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự thành công của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực hành [7]. Học lực phản ánh kết quả học tập của người học và được đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập chính là sự vận động cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. Nó phản ánh lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thể hiện qua điểm số [6].Học tập là một trong số những con đường cơ bản để phát triển trí tuệ một cách toàn diện [61]. Năng lực học tập là lực tạo ra các năng lực khác. Ngược lại, khi trí tuệ phát triển sẽ có ảnh hưởng đến việc nắm vững tri thức. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người có năng lực trí tuệ (chỉ số IQ) cao thường có học lực thuộc loại giỏi. Ngược lại, ở những người có học lực kém hoặc yếu thì thường có chỉ số IQ không cao [63].

Tuy nhiên, giữa học lực và trí tuệ có mối liên quan thuận không chặt chẽ. Trong một số trường hợp, học lực chưa phản ánh đúng năng lực trí tuệ. Những công trình nghiên cứu trên sinh viên ban Tâm lý học trường Đại học tổng hợp Kiev cho thấy, trong số những sinh viên học yếu có cả những người có chỉ số cao về trí tuệ. Điều này có thể giải thích do thiếu động cơ học tập [52]. Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học khác đã chỉ rõ, đối với nữ giới có sự phụ thuộc trực tiếp của thành tích học tập vào mức độ trí tuệ,

còn ở nam giới thì các nguyên nhân khác lại thường ảnh hưởng đến thành tích học tập nhiều hơn [58, tr. 21 - 27].

Như vậy, giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối quan hệ với nhau [63]. Năng lực trí tuệ ảnh hưởng quyết định đến thành tích học tập. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu thì thành tích học tập, học lực còn phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng khác nữa. Nguyễn Văn Hồng [18], đã tìm hiểu mức độ trí tuệ của học sinh dân tộc miền núi Tây Bắc và thấy rằng, học sinh dân tộc thiểu số có thành tích học tập thấp hơn so với học sinh dân tộc Kinh. Điều này được giải thích do tập quán sinh hoạt của người dân tộc thiểu số thường định cư sinh sống trên vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa nên rất hạn chế về điều kiện sống, sinh hoạt, văn hoá, giáo dục. Như vậy, thành tích học tập không chỉ phụ thuộc vào trí tuệ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: môi trường sống, môi trường văn hoá,…

Trong quá trình dạy học, việc nắm vững tri thức và phát triển trí tuệ có tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức trong quá trình học tập. Để nâng cao thành tích học tập, ngoài việc đánh giá đúng năng lực trí tuệ để có phương pháp giáo dục phù hợp thì phải tạo môi trường học tập và văn hoá tốt cho người học lĩnh hội tri thức. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả thì có sự tương quan khá chặt chẽ giữa năng lực trí tuệ với học lực [35].Chính vì vậy, việc đánh giá học lực của học sinh và mối liên quan giữa học lực và trí tuệ là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

2.1.1. Đặc điểm và sự phân bố của đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 có độ tuổi từ 16 đến 18 thuộc trường THPT Gia Bình số 1 , huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Các đối tượng đều khoẻ mạnh, tâm sinh lý bình thường, không có các dị tật về hình thể và các bệnh mãn tính. Tuổi của các em được tính theo quy ước chung của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Tổng số có 900 em, trong đó có 369 nam và 531 nữ. Các đối tượng nghiên cứu được phân theo giới tính, theo tuổi và được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính, theo tuổi

Tuổi Chung Nam Nữ

16 300 136 164

17 309 111 198

18 291 122 169

Tổng 900 369 531

2.1.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu.

Mẫu nghiên cứu được chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu theo cách tính cỡ mẫu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam” [9] và sử dụng phương pháp chọn mẫu cỡ lớn dựa vào công thức:

22 2 2 2 2 . . S t S t n d d        

Trong đó: n - Số cá thể của mẫu cần lấy; S - Độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình, hay còn gọi là hệ số biến thiên CV; t - Giá trị tương ứng với độ tin cậy chọn trước cho kết quả; d - Sai số cho phép của giá trị trung bình (X ) chọn trước.

Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu là ± 5% của trị số trung bình, độ tin cậy của kết quả là 99% thì t = 2,58; CV = 20% và cỡ mẫu cần chọn là n20.2, 58 : 5 2 107

Theo cách tính cỡ mẫu nêu trên, chúng tôi chọn cỡ mẫu để nghiên cứu có số cá thể của mỗi nhóm là trên 107 (bảng 2.1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)