KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 104)

1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường THPT Gia Bình số 1, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra một số kết luận.

1.1. Năng lực trí tuệ của học sinh thuộc mức trung bình (100,00 ±14,67). Chỉ số IQ của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp nhất là lớp tuổi 16 (97,79±14,76), cao nhất là lớp tuổi 18 (102,18±14,16). Không có sự khác biệt đáng kể về năng lực trí tuệ theo giới tính. Sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn, tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình cao nhất (44,44%), tiếp đến là mức trí tuệ trên trung bình (25,99%) và cuối cùng là mức trí tuệ dưới trung bình (29,56%).

1.2. Độ tập trung chú ý tăng dần theo lớp tuổi. Độ tập trung chú ý ở tiết 1 (44,77 ± 5,73 điểm) tốt hơn đáng kể so với ở tiết 5 (41,11± 5,73 điểm). Không có sự khác biệt đáng kể về độ tập trung chú ý giữa hai giới. Độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo lớp tuổi. Độ chính xác chú ý của học sinh ở tiết 1 (0,975±0,026) cao hơn ở tiết 5 (0,965±0,035). Độ chính xác chú ý của học sinh nam (0,980±0,025 ở tiết 1 và 0,973±0,033 ở tiết 5) cao hơn của

học sinh nữ (0,971±0,028 ở tiết 1 và 0,961±0,036 ở tiết 5).

1.3. Trí nhớ của học sinh tăng dần theo lớp tuổi. Khả năng ghi nhớ của học sinh ở tiết 1 (trí nhớ thị giác là 7,74±1,71 điểm; trí nhớ thính giác là 7,27±1,69 điểm) cao hơn ở tiết 5 (trí nhớ thị giác là 6,91±1,48 điểm; trí nhớ thính giác là 6,85±1,60 điểm). Học sinh nam có trí nhớ tốt hơn học sinh nữ. Trí nhớ thị giác tốt hơn trí nhớ thính giác.

1.4. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh khác nhau qua các nhóm tuổi. Trạng thái cảm xúc chung ở tiết 1 (196,84±29,79 điểm) tốt hơn ở tiết 5 (192,25±33,77 điểm). Trạng thái cảm xúc chung của học sinh nam

(198,42±27,50 điểm ở tiết 1 và 193,59±32,63 điểm ở tiết 5) tốt hơn của học sinh nữ (193,60±29,82 điểm ở tiết 1 và 189,57±32,48 điểm ở tiết 5).

1.5. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh giảm không đáng kể theo lớp tuổi. Thời gian phản xạ cảm giác -vận động của học sinh ở tiết 5 (thị giác - vận động là 269,89±93,52 ms và thính giác - vận động là 270,89±74,74 ms) dài hơn so với tiết 1 (thị giác - vận động là 261,82±89,79 ms và thính giác - vận động là 265,80±73,05 ms). Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh giữa các lớp tuổi khác nhau không đáng kể. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh nam (thị giác - vận động là 248,94±70,24ms ở tiết 1 và 252,22±63,15 ms ở tiết 5; thính giác - vận động là 248,94± 69,81 ms ở tiết 1 và 252,22±63,15ms ở tiết 5) ngắn hơn của học sinh nữ (thị giác - vận động là 277,52±75,31 ms ở tiết 1 và 283,86±75,52 ms ở tiết 5; thính giác - vận động là 277,52±75,31 ms ở tiết 1 và 283,86±82,80 ms ở tiết 5).

1.6. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học đều chặt chẽ. Như vậy, đa số những học sinh có chỉ số IQ cao thì khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý, cảm xúc kết quả học tập cũng tốt và phản xạ nhanh. 2. KIẾN NGHỊ:

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của con người luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trên đối tượng học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục cho từng độ tuổi.

2.2. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong học tập, tạo hứng thú nhằm phát triển tư duy cho học sinh một cách tốt nhất.

2.3. Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội nhằm giúp các em phát triển trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội, đây là những điều kiện quan trọng giúp các em hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.

2.4. Nhà nước, các tổ chức xã hội và gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục góp phần đào tạo ra thế hệ trẻ thông minh, năng động, sáng tạo trong mọi công việc.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động thần kinh và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Gia Bình số 1, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)