6 Giáo dục Việt Nam Dân ủ Cộng hòa
6.5 Nhận xét về hệ thống giáo dục
Năm 1956 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu chính phủ Pháp gửi một số giáo viên sang bổ túc việc giảng dạy ở Lycée Albert Sarraut, tức trường trung học Chu Văn An ở Hà Nội. Một số người tình nguyện sang Bắc Việt, trong đó có vợ chồng giáo sư Gérard Tongas. Tongas khi về Pháp có ghi lại rằng ngành giáo dục ở Miền Bắc hoàn toàn bị chính trị chi phối. Trong trường thường tổ chức những buổi mít tinh chính trị và tuyên truyền kéo dài đến 2giờ đồng hồ; mở đầu mỗi buổi thường là đề tài trích trongbáo Nhân dân theo đường lối củaĐảng Cộng sản. Những buổi học này ăn vào thời gian đúng ra phải dùng học hành. Ngay cả những lớp căn bản dạy ngườimù chữ, giáo viên chủ yếu dạy học sinh lặp đi lặp lại và viết 20 khẩu hiệu như “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”, "Đảng Lao động muôn năm”… không khác gì tuyên truyền.[14]Tuy nhiên theo các thế hệ học sinh miền Bắc trước kia, nền giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có những đặc điểm tiến bộ hơn hiện nay, nhất là về học phí, thời gian và chương trình học. Hệ thống giáo dục miễn phí vốn là đặc trưng trước đây của các nhà nước Dân chủ nhân dân và Xã hội chủ nghĩa, tiến bộ vượt bậc hơn so với phương Tây. Khác với nền giáo dục cải cách và thương mại hoá của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này, học sinh VNDCCH không có những chương trình học hè và học thêm quá tải, phù hợp với lứa tuổi tùy theo cấp học, không ảnh hưởng nhiều đến thời gian nghỉ ngơi của học sinh.
6.6 Xem thêm
• Giáo dục và Khoa cử thời Trần
• Giáo dục và Khoa cử thời Lê Sơ
• Giáo dục và Khoa cử thời Mạc
• Giáo dục và Khoa cử thời Nguyễn
• Giáo dục Việt Nam Cộng hòa
6.7 Chú thích
[1] Giáo dục và i cử 1954-1975: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
[2] Nền giáo dục Việt Nam dưới chế độ Cộng sản từ 1945 đến 1975
[3] Nghị định Bộ Giáo dục về nạn mù chữ
[4] Ninh, Kim.A World Transformed: e Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945-1965. Ann Arbor, MI: e University of Michigan Press. tr 204-236.
[5] Salisbury, Harrison.Behind the Lines--HanoiNew York: Harper & Row, 1967. tr 127-132.
[6] Foreign Areas Studies Division.U. S. Army Area Handbook for Vietnam. Washington, DC: Department of the Army, 1962. Tr 123
[7] Smith, Harvey H et al. Area Handbook for North Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967. tr 137-152.
[8] Đại học ốc gia Hà Nội
[9] “Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội” [10] Lịch sử hình thành khoa Kỹ thuật Hóa học
[11] Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội [12] Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
[13] Foreign Areas Studies Division.U. S. Army Area Handbook for Vietnam. Washington, DC: Department of the Army, 1962. Tr 124
[14] Dommen, Arthur J. e Inodchinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001. tr 341-2.
6.8 Liên kết ngoài
• Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc(Vương Trí Nhàn), đã in trongTạp chí Nghiên cứu và Phát triểnsố 7-8 (2014).
Chương 7
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam) Bộ Giáo dục và Đào tạolà cơ quan củaChính phủnước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối vớigiáo dục mầm non,giáo dục phổ thông, trung cấpsư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sởgiáo dụckhác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.[1][2]
7.1 Lịch sử
Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
Nền giáo dục Nho học của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI trải qua các thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sự xuất hiện của yếu tố phương Tây trong nền giáo dục Việt Nam khởi đầu từ cuộc truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây bắt đầu từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Sự ra đời và sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ theo bảng chữ La tinh trong nhà trường từ cuối năm 1919 đã báo hiệu sự chấm dứt nền cựu học truyền thống Nho giáo để thay thế bằng hệ thống tân học của chủ nghĩa thực dân Pháp.[3]
Cũng trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu giáo dục Duy Tân yêu nước của Phan Bội Châu và Lương Văn Can, Nguyễn yền đã khởi xướng cho khuynh hướng thực học, sử dụng chữ quốc ngữ trong dạy và học, tiếp cận với các khoa học tự nhiên và kỹ nghệ, từ bỏ lối học từ chương khoa cử.[3]
Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, lịch sử giáo dục nước nhà sang một trang mới. Bộ ốc gia giáo dục là một trong những Bộ - thành viên Chính phủ - được thành lập ngay từ những ngày đầu. Bộ trưởng đầu tiên là ông Vũ Đình Hòe. Ngày 02/3/1946 trong kỳ họp thứ nhất, ốc hội khóa I, ông Đặng ai Mai được cử làm
Bộ trưởng Bộ ốc gia giáo dục (thay ông Vũ Đình Hòe sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp).[3]
Chính phủ đã ký sắc lệnh quan trọng thành lập Nha bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Cùng với việc chống nạn mù chữ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những chủ trương cải tổ và xây dựng bước đầu đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.[3]
áng 11/1946, trong kỳ họp thứ 2, ốc hội khóa 1, ông Nguyễn Văn Huyên được cử làm Bộ trưởng Bộ ốc gia giáo dục. Bộ ốc gia giáo dục gồm Văn phòng Bộ và các nha: Đại học vụ, Trung học vụ, Tiểu học vụ và Nha Bình dân học vụ.[3]
Trong kháng chiến toàn quốc, Bộ đã sơ tán và di chuyển cơ quan từ ủ đô về nông thôn, từ Hà Đông, Phú ọ đến Tuyên ang và An toàn khu.[3]
Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục. Cuộc cải cách này quyết định thực hiện hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới. Giai đoạn này cũng đánh dấu việc thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam (tháng 7/1951).[3]
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì và không ngừng phát triển mà còn có sự biến đổi về chất. Các trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng Việt. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đến 1954 dù có mặt còn hạn chế, nhưng đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.[3]
Giai đoạn 1954-1975
Giữa năm 1954, cơ quan Bộ Giáo dục chuyển từ xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên ang về huyện Đại Từ, ái Nguyên để chuẩn bị về Hà Nội. Bộ đã chỉ đạo các trường trực thuộc và các địa phương có vùng mới giải phóng chuẩn bị các điều kiện cần thiết ban đầu để nhanh chóng phục hồi trường lớp.[3]
Nhiều công việc đã được Bộ chú trọng triển khai thực hiện trong giai đoạn này: Mở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để đón nhận các em học sinh miền 35