6 Giáo dục Việt Nam Dân ủ Cộng hòa
6.3 Trường dạy nghề
Học sinh đậu cấp II có thể ghi danh học nghề thay vì lên cấp III. Khoảng 20% học sinh xong cấp II được chuyển sang trường nghề. Loại trường huấn nghệ có chương trình 2 năm, 2,5 năm và 3 năm. Cả nước có 106 trường (1962) đào tạo hơn 55.000 học sinh trong số đó 75% thuộc thành phần giai cấp công nông.[7]
6.4 Giáo dục đại học
Bậc đại học thì vì lúc đầu phải sơ tán nên chủ yếu vẫn dùng chương trình thời Pháp thuộc kể cả tiếng Phápđể giảng dạy đến năm 1950 mới đổi sangtiếng Việt.Viện Đại học Đông Dương(tiếng Pháp:Université Indochinoise) phải đóng cửa nhưng rồi tái khai giảng vào cuối năm 1945 với tên mới:Trường Đại học ốc gia Việt Namvới hơn 1.100 sinh viên ghi danh. Lúc đó trường có năm ban: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội, và Mỹ thuật.[8]Trường này sau đó chuyển lên
Việt Bắcvà được sắp xếp lại. Trường Đại học Luật bị bỏ hẳn, thay thế bởi Trường Đại học Chính trị Xã hội, đến năm 1948 thì gọi là Trường Pháp chính. Trong khi đó Văn khoa dạy thêm ngoại ngữ:Anh,NgavàHoa.[2]
Sau khi trở về Hà Nội, Chính phủ ký nghị định ngày 6 tháng 3 năm 1956 tổ chức lại cấp đại học và lập ra nămtrường đại học: Bách khoa, Nông lâm, Sư phạm, Tổng hợp (Văn khoa và Khoa học), và Y dược. Cũng kể từ đó giáo trình đại học bỏ mô hình của Pháp và theo chương trình học củaLiên Xô, chú tâm đến mặt thực dụng.[2][4]Học sinh phải chọn một chuyên môn rất sớm và rẽ theo học trình đó. Cũng theo mô hình của Liên Xô thì mỗi trường cũ đứng riêng thành trường độc lập, giao cho từng bộ quản lý. Bộ Xây dựng nắmĐại học Kiến trúc, Bộ Nông lâm điều khiểnĐại học Nông lâm, v.v. Hệ thống giáo dục đại học bị phân tán đơn lẻ. Bộ Giáo dục không giữ vai trò quản lý mà chỉ là cơ quan liên lạc giữa các trường sở.[4]Bậc đại học của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian hơn 20 năm không cấp bằngtiến sĩnào nên sinh viên cần đào tạo kiến thức cao hơn thì phải đi du học ởLiên XôvàĐông Âu.[1]
Bắt đầu từ niên học 1959-1960, tuyển viên muốn nhập học đại học bị chia thành ba nhóm với những điều kiện căn cứ trêngiai cấpvà lý lịch như sau đây:[4]
• ành phần cán bộ kháng chiến, thanh niên giai cấp công nông, cán bộ dân tộc thiểu số: 40%
1. Lý lịch sạch
2. tư tưởng chính trị vững chắc
3. xong lớp 10, nếu không thì có thể phải thi thêm một kỳ thẩm định nhưng vẫn được ưu tiên nhập học
• ành phần cán bộ: 35%
1. đảng viênđảng Cộng sản Việt Nam
2. con embần nông,cố nông, hoặctrung nông 3. con emliệt sĩ • ành phần khác: 25% 1. chọn theo điểm 2. thành phần “giai cấp bóc lột” không được quá 3%.
Vì quan niệm giáo dục phải phục vụ mục tiêu chính trị nên bất kể học ở chuyên ngành nào, sinh viên đại học đều phải họctriết học Mác-Lêvà lý thuyết đấu tranh giai cấp.[1]Ngay trường Y khoa Hà Nội cũng phải tham gia chỉnh huấnCải cách ruộng đấtcùng “học tập công nông”. Sinh viên khi tốt nghiệp không trìnhluận ánmà chỉ thi hai phần: Chuyên môn và Chính trị.[9]
Trong niên học năm 1975-76 thì lối học tập chính trị được đem áp dụng triệt để ở miền Nam và cả năm học đó được dành cho “công tác chính trị tư tưởng” cho các sinh viên và giảng viên.[10]