Những biện pháp khắc phục các vấn đề tồn đọng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 73 - 77)

- Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ cộng tác:

3.4.2. Những biện pháp khắc phục các vấn đề tồn đọng

3.4.2.1. Giải pháp công trình

Tăng cường công tác tuyên truyền (bằng nhiều hình thức) về pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, pháp lệnh đê điều, phòng chống lụt bão, các nghị quyết và quyết định của Chính phủ, Bộ có liên quan đến việc quản lý, khai thác, bảo vệ, xả nước thải đối với công trình thủy lợi một cách tích cực và mạnh mẽ hơn nữa để cho các tổ chức, cộng đồng biết và thực hiện nghiêm túc.

Đầu tư có trọng điểm cho việc quy hoạch tổng thể, chi tiết về công tác quản lý quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi

Dành kinh phí đầu tư thỏa đáng cho việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi một cách đồng bộ, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển phù hợp. Đặc biệt quan tâm đầu tư cho các công trình đã có nhưng bị xuống cấp.

Cải tạo và nâng cấp các trạm bơm như Trạm bơm Văn Giang và Đông Khúc, đây là hai trạm bơm lớn ở hai tiểu khu, làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước chính cho cả lưu vực, hiện tại đều là các máy trục ngang, máy móc già cỗi, công trình xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ. Ngoài ra, có thể bổ sung, tu sửa lại các trạm bơm tại các địa phương như Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Cửu Cao.

3.4.2.2. Giải pháp quản lý

Xử phạt thật nghiêm các hành vi lấn chiếm công trình thủy lợi, đê điều.

Nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân trực tiếp lao động sản xuất, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các HTXDVNN điều hành việc tưới tiêu, quy trình sản xuất mộtcách hợp lý và hiệu quả.

Uỷ ban nhân dân xã, HTXDVNN các xã, thị trấn phải phát huy được vai trò trách nhiệm đối với công tác thuỷ nông.

3.4.2.3. Để giảm thiểu ô nhiễm hệ thống thủy nông cần có các giải pháp sau

thống công trình thủy lợi.

Ở các thôn, rác thải cần đưa về bãi xử lý tập trung; đồng thời lựa chọn công nghệ phù hợp, bảo đảm xử lý an toàn, hiệu quả. Cần giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bởi hiện nay dù đã có quy định cụ thể về xử lý vi nhưng vẫn chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử phạt hành chính trường hợp nào. Đi đôi với biện pháp trên cần tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, thực hiện giữ gìn vệ sinh chung, khắc phục tâm lý “sạch mình, thu gom rác thải bẩn người”. Trong quá trình sản xuất, nông dân thu gom, dọn vệ sinh đồng ruộng, đưa phế phụ phẩm nông nghiệp về đúng nơi quy định, không xả bừa bãi xuống kênh.

Việc quản lý và sử dụng, khai thác nguồn nước trong hệ thống kênh mương nội đồng cần phải được tính toán theo chế độ rửa, chế độ tưới phù hợp đối với các loại cây trồng, loại thủy sản và từng loại đất. Hướng dẫn người dân phối hợp trong vận hành quản lý hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hệ số sử dụng nước, giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí nước.

Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thời gian phân giải ngắn. Yêu cầu, các chủ đầu tư của các khu, cụm công nghiệp tiến hành rà soát, hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nước thải; trước khi xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải lập các thủ tục trình cấp có thẩm quyền cấp phép xả nước thải theo quy định.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Các công trình thuộc hệ thống phần lớn được sử dụng qua nhiều năm, máy móc đã cũ và lạc hậu, tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương còn thấp và chưa hoàn chỉnh, mặc dù đã được duy tu bảo dưỡng, cải tạo, nạo vét hàng năm.Tình trạng lắng đọng bùn cát vẫn diễn ra,tình trạng xâm phạm dòng chảy, lấn chiếm xây dựng trái phép các công trình diễn ra phổ biến, thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm hệ thống ngày càng gia tăng.

Tình trạng này đã ảnh hưởng đến sự hoạt động của các công trình thủy lợi,khả năng điều tiết, cấp thoát nước bị hạn chế, giảm hiệu quả tưới tiêu của toàn hệ thống.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hệ thống đã được tính toán đầy đủ, việc phân bố các công trình trong hệ thống hợp lý. Năm 2015 hệ thống tưới 100% diện tích lúavà tiêu 96% diện tích phục vụ của hệ thống. Nhưng do các nguyên nhân khác nhau tình trạng hạn, úng vẫn còn thường xuyên xảy ra ở nhiều vùng.

Diện tích hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, tình hình hạn xảy ra ở cả hai vụ trong năm, tuy nhiên diện tích hạn có thể khắc phục được nếu việc điều tiết nước được thực hiện tốt.

Diện tích úng chiếm tỷ lệ từ 20% đến 40% tổng diện tích đất lúa. Tình hình úng cục bộ xảy ra vào vụ mùa khi lượng mưa lớn và tập trung.

4.2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông huyện Văn Giang phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cũng như thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện. Ngoài các giải pháp như đã trình bày, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

- Về phía Nhà nước: Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ngành thuỷ nông, tăng thêm mức đầu tư tu bổ, bảo dưỡng và xây mới các công trình một cách hoàn chỉnh từ công trình đầu mối đến từng kênh cấp III, đặc biệt

quan tâm đến công trình có nguồn đầu tư lớn (hệ thống trung thuỷ nông liên xã, trọng điểm). Xây dựng khung định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, trên cơ sở đó Xí nghiệp vận hành hệ thống có hiệu quả hơn.

- Về phía địa phương: UBND huyện Văn Giang hàng năm đôn đốc, giúp đỡ chỉ đạo UBND các xã, các HTXDVNN cùng với nhân dân tu sửa, xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh tưới tiêu, đặc biệt là kênh cấp 3. UBND xã, HTXDVNN cần phải tuyên truyền vận động trong nhân dân về sự hữu ích, cần thiết của công tác thuỷ nông, nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ công trình thuỷ nông trên địa bàn.

- Về phía Xí nghiệp KTCTTL: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn của Xí nghiệp với các cụm sản xuất, giữa Xí nghiệp với các tổ chức sử dụng nước ở địa phương, từng bước nâng cao trình độ, quyền hạn, trách nhiệm ở các tuyến cơ sở.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w