Hiệntrạng hoạt động của một số hệ thống thuỷ nông ở nước ta

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 27 - 28)

Ở nước ta, hầu hết các công trình thuỷ nông được đầu tư xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, trải qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, công suất thực tế không đảm bảo so với yêu cầu, đó là điều dễ nhận thấy.

Theo thống kê trong 15 năm trở lại đây, hiệu quả phục vụ tưới, tiêu của hệ thống thủy lợi đạt kết quả thấp. Trong phạm vi toàn quốc, hệ thống tưới mới chỉ đạt được 1.261.901 ha trong tổng số 2.065.062 ha, đạt 62,7 % năng lực thiết kế. Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả hoạt động của hệ thống tưới thấp có nguyên nhân quản lý nước mặt ruộng không khoa học (Trần Viết Ổn, 2005). Hơn nữa vụ đông xuân năm 2005, cả nước có kế hoạch gieo cấy 2,9 triệu ha lúa, nhưng khi cân đối khả năng nguồn nước và năng lực các công trình thủy lợi hiện có chỉ đảm bảo tưới cho 2,7 triệu ha lúa. Đây là vấn đề cần được các ngành, các cấp quan tâm, chủ động tìm giải pháp đối phó nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất do hạn hán gây ra.

Theo ông Ngô Văn Toán giám đốc công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà, toàn công ty có 8 trạm bơm lớn đặt dọc sông Hồng và sông Đà thì trừ hai trạm mới xây, trạm Như Trác mới nâng cấp, năm trạm còn lại đều được lắp đặt từ những năm 1960-1970. Các máy bơm do Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu chế tạo nay đã hết hạn sử dụng. “Các bảng điện, tủ

điều khiển, động cơ của máy đều lão hóa. Trục bơm nước lạc hậu đến nỗi chẳng tìm ra thiết bị thay thế, buộc chúng tôi phải hàn vá chắp nối trục cũ rất thủ công”. Ông Toán đánh giá hệ thống này chỉ tận dụng 60% nguồn nước thủy triều và nước xả từ hồ Hòa Bình, còn lại đành để trôi ra biển.

Trong hệ thống thủy lợi Bắc bộ, ngoại trừ sông Hồng và Thái Bình, các sông còn lại đều bị bồi lắng. Đầu tháng 2-2006 khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống 1,6m thì các sông nhỏ gần như biến thành mặt ruộng, dòng chảy không hề tồn tại. Đơn cử sông Sắt, sông Châu Giang (chảy qua hai tỉnh Hà Nam, Nam Định) bị bồi lắng với độ dày từ 0,8-1,3 m.

Theo ông Phạm Xuân Sử, cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thừa nhận tất cả công trình thủy lợi ở đồng bằng sông Hồng đều xuống cấp. Hằng năm, ngành thủy lợi thu thủy lợi phí được 500 tỷ đồng nhưng phải trả cho ngành điện, trả lương gần 20.000 công nhân quản lý, vận hành. Số kinh phí dành cho duy tu, cải tạo, nâng cấp công trình còn lại rất ít. Theo đánh giá, các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp mới khai thác được 60 - 65% năng lực thiết kế. Cá biệt có công trình mới khai thác được trên 30% năng lực, việc nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thêm 20% sẽ tạo ra một tiềm năng mới với công suất tưới khoảng 600.000 ha.

Bảng 1.3: Năng lực phục vụ thực tế của một số hệ thống thuỷ nông

ST

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w