Hiệntrạng nguồn nước tưới, tiêu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 61 - 67)

I Sông Ngưu Giang Bờ tả

3.2.2. Hiệntrạng nguồn nước tưới, tiêu

Mặc dù sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Giang được cung cấp rất đầy đủ nước qua hệ thống sông ngòi, thủy lợi dày đặc, tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế nhưng không đi đôi với bảo vệ môi trường đã làm cho nguồn nước mặt trên địa bàn huyện bị ô nhiễm trầm trọng, trong đó có nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước tưới, tiêu bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nông sản, thậm chí có thể gây độc, các chất độc sẽ đi vào trong cơ thể nông sản cuối cùng sẽ gây độc hại cho con người khi ăn vào.

Hệ thống thủy nông huyện Văn Giang là một phần của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, hiện nay hệ thống Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm trầm trọng do phải hứng chịu nguồn nước chưa qua xử lí của nhà máy, xí nghiệp nên nguồn nước trên sông Bắc Hưng Hải đang bị bức tử, không còn khả năng để sản xuất.

Theo kết quả quan trắc, khảo sát chất lượng nước trong hệ thống của Viện nước, tưới tiêu và môi trường thời gian từ năm 2009 đến năm 2015 cho thấy nguồn nước hệ thống Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm bởi các chất COD, Mê tan, Ni tơ và Colifom, với mức độ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 80 lần (tùy từng loại). Theo tính toán, trung bình mỗi ngày tổng lượng nước xả thải

vào hệ thống lên đến trên 290 nghìn mét khối, trong đó nước sinh hoạt chiếm trên 70%, nước thải công nghiệp chiếm gần 28% còn lại là nước thải từ các làng nghề, nước thải bệnh viện. Trong số này có tới 90% nguồn nước xả thải vào hệ thống chưa qua xử lý nên đã gây ô nhiễm cho toàn hệ thống, trong đó có hệ thủy nông huyện Văn Giang (Nguyễn Thành Lộc, 2014). Ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm này để tưới cho lúa, hoa màu hay nuôi trồng thủy sản cũng khiến làm giảm năng suất và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản.

Theo điều tra khảo sát, tại huyện Văn Giang, tuy không có khu công nghiệp tập trung, nhưng hoạt động chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp khá phát triển, kéo theo đó là lượng lớn chất thải đổ xuống hệ thống kênh mương, hồ chứa, sông ngòi, gây ứ đọng, ách tắc, gây mùi ô nhiễm, trong đó không thể kể đến nguồn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình vứt xuống, rác thải đọng lại ngày một nhiều, không những gây ứ đọng còn làm giảm khả năng dẫn truyền nước của hệ thống thủy nông, làm phát sinh rất nhiều mầm mống bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Rác thải chắn kênh làm chênh lệch mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu, dẫn tới nơi tràn nước, nơi thiếu nước, đe dọa đến sự an toàn của Kênh.

Thêm nữa, do quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng dẫn đến hiện tượng người dân vi phạm xây dựng, lấn chiếm công trình thủy lợi ngày càng nhiều, làm cho lòng kênh mương ngày càng thu hẹp, tăng tỉ lệ ứ đọng và làm giảm hiệu quả dẫn nước.

Tình trạng người dân xả rác xuống kênh mương hồ khá phổ biến cũng làm mức độ ô nhiễm ở đây nặng nề hơn. Dạo quanh các kênh, mương, hồ trên địa bàn huyện dễ dàng bắt gặp các túi rác lớn, nhỏ, thậm chí cả đống rác thải sinh hoạt, vôi thầu gạch vỡ, bàn ghế hỏng, đệm... Những khối rác này chỉ cần xô nhẹ là toàn bộ nằm dưới kênh mương, Bởi trong thành phần nước thải sinh hoạt hàng ngày này có nhiều chất hóa học từ các sản phẩm tẩy rửa, mỹ thẩm, thực phẩm… Bên cạnh đó, ý thức kém của người dân cũng góp phần hủy hoại

những dòng kênh, mương; các kênh mương ở gần những khu quy hoach, xây dựng đang bị lấn chiếm bởi chất thải xây dựng, rác, trồng rau, làm ách tách dòng chảy.Tình trạng này khá trầm trọng tại kênh lớn Tây và Đông Văn Giang. Lượng rác thải đùn xuống kênh tăng lên mỗi ngày, mặc dù các đơn vị chức năng đã dành nhiều công sức thu gom, nhưng kết quả rất hạn chế.

Hình 3.4. Ô nhiễm kênh tưới trên địa bàn huyện Văn Giang

Theo qua trình phỏng vấn của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, có tới 57/60 chiếm 95% hộ cho rằng, chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang có vấn đề, đều bị ô nhiễm khá nghiêm trọng và nguyên nhân chủ yếu họ cho rằng do chất thải của hoạt động chăn nuôi, chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình đổ xuống là chủ yếu. Phỏng vấn có tới 80% hộ nói rằng, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến lượng nông sản của họ, đặc biệt là chăn nuôi tôm, cá. Một sô sinh vật như tôm, cua, cá,ốc,…ngày xưa rất nhiều, nhưng ngày do môi trường nước kênh mương bị ô nhiễm, cộng với lượng hóa chất bảo vệ

thực vật dư thừa ngấm xuống đất nên các loài rất khó sống, số lượng giảm thiểu rõ rệt.

Các kênh, mương, hồ trên địa bàn huyện ngoài nhiệm vụ tiêu thoát nước còn là nơi điều hòa nước khi mưa lớn. Mỗi khi mưa xuống đều phải mở cống để sẵn sàng cho việc thoát nước. Do vậy, với những cơn mưa lớn, nước thải được pha loãng với nước mưa, nhưng với những cơn mưa nhỏ, lượng mưa ít, không đủ pha loãng nước thải vào khi mở cống. Đây là thời điểm bất lợi nhất khi nước thải buộc phải tháo vào kênh mương kèm theo mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường chung quanh, chính từ những nước thải thải ra đó mà nước ở những con kênh không còn màu xanh hay đỏ nặng phù sa nữa, mà thay vào đó là màu đen lòm.

Thực vật trôi nổi trên lòng kênh như bèo, súng, rong cũng dần dần biến mất. Cá, tôm trong kênh không còn đa dạng như trước, hầu như chỉ còn loài cá rô phi và dọn kiểng là còn sống trong môi trường ô nhiễm đó.

Cụ thể, qua kiểm tra bằng mắt thường, nước của kênh Cầu (là một kênh thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải) tại vị trí xã Vĩnh Khúc thấy nước đen kịt, mùi hôi nồng nặc. Ngày 11/1/2016, Viện Nước tưới, tiêu và môi trường đã lấy mẫu nước phân tích cho kết quả có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt nhiều lần chỉ số cho phép. Hiện tại nước Bắc Hưng Hải quá ô nhiễm, nếu việc xả nước bẩn từ sông Bắc Hưng Hải không được ngăn chặn xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế của khu vực Bắc Hưng Hải.

Ô nhiễm hệ thống sông ngòi kênh mương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.

Nếu như trước đây, rất nhiều hộ gia đình gần bờ sông, hồ chưa…sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thì nay hình ảnh những chiếc vó bè buông lưới, ao nuôi thả cá dọc hai bên bờ sông gần như vắng bóng. Vì do nguồn nước quá ô nhiễm nên tạo điều kiện phát sinh ra nhiều dịch bệnh, các chất thải không tan nổi trên mặt nước ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp, do vậy chúng khó có thể tồn tại được.

Ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước đến dịch bệnh cây trồng chưa thể hiện rõ. Theo nhận xét của địa phương các xã Nghĩa trụ, Long Hưng, Vĩnh Khúc, cây lúa bị ảnh hưởng nước ô nhiễm phát triển xanh hơn và không cân đối nên dễ bị sâu bệnh hơn.

Có 9 xã điều tra, đã có ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến nuôi trồng thủy sản, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể giảm từ 10% đến 30% so với bình thường.

Bảng 3.5: Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Văn Giang

TT Địa điểm Diện tích bị ảnh hưởng (ha) Mức độ thiệt hại (%) Nguyên nhân

1 Nghĩa Trụ 15 8 Nguồn nước ô nhiễm

2 Vĩnh Khúc 20 23 Nguồn nước ô nhiễm

3 Long Hưng 11,1 9 Nguồn nước ô nhiễm

4 Cửu Cao 18,7 20 Nguồn nước ô nhiễm

5 Thắng Lợi 3,7 25,6 Nguồn nước ô nhiễm

6 Mễ Sở 5,5 20 Nguồn nước ô nhiễm

7 Tân Tiến 2,7 21 Nguồn nước ô nhiễm

8 Xuân Quan 6 11 Nguồn nước ô nhiễm

9 Phụng Công 5,3 9 Nguồn nước ô nhiễm

Tổng cộng/ Trung bình 9,8 16

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w