Địa phương quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 53 - 60)

10 Kênh tiêu Hạ Đình 237.7 1630 1.5 Địa phương quảnlí

11 Kênh tiêu Công Luận 2- Sông Hồng 186 950 2.0 Địa phương quản lí

12 Kênh tiêu Ái Mộ 108.32 1950 3.0 Mễ Sở: 68,32ha; Thắng Lợi: 40ha

13 Kênh tiêu trung thủy nông San Hô 105 1050 10.0 Địa phương quản lí

Tổng cộng 3721.72 25,707

Nhìn vào bảng, ta thấy hệ kênh tiêu của huyện chủ yếu là kênh đất nên không được vững chắc thường xuyên bị lở, bồi lắng, mặc dù hằng năm chính quyền vẫn huy động nhân dân nạo vét, tu sửa kênh mương.

Qua quá trình điều tra, quan sát, phỏng vấn đã đưa ra nhận xét về hệ thống kênhtưới, tiêu trên địa bàn huyện như sau:

-Các kênh đã được bố trí riêng biệt cho từng vừng trồng trọt, như trồng lúa nước, rau màu, cây công nghiệp....

-Các nhánh kênh tưới, tiêu được bố trí trên những nền đất vững chắc, ít xói mòn, ít thấm nước, lở bờ nhất.

-Hệ thống kênh ít vượt qua chướng ngại vật, khối lượng đào đắp ít, chiếm ít diện tích đất sản xuất. Hệ thống được bố trí, phân chia rõ ràng nên quản lí rất dễ dàng thuận tiện..

-Các kênh tưới cấp Iđã được kiên cố hóa nên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được đảm bảo, khả năng đưa dẫn nước hiệu quả khá tốt.

-Hệ thống kênh tưới, tiêu cấp II, đây là kênh nội đồng do địa phương quản lý, số lượng kênh lớn và chủ yếu là kênh đất, việc đầu tư tu sửa hằng năm hạn chế nên hiệu quả không cao.

-Hệ thống kênh cấp III còn được gọi là kênh xương cá được bố trí đến từng khoảnh ruộng, kênh có chiều dài thông thường từ 300 m đến 500 m, khoảng cách giữa hai kênh trên dưới 100 m, mặt cắt kênh phổ biến từ 0,8 m đến 2 m, cao trình đáy của kênh tưới > (+0,0) m, kênh tiêu < (-0,5) m.

-Kênh cấp III hầu hết là kênh đất, do đặc điểm địa hình thấp trũng, nền đất yếu... đòi hỏi phải đầu tư kinh phí lớn khi kiên cố hóa, mặt khác trong những năm vừa qua các xã chỉ tập trung vào đầu tư các công trình đường nông thôn chứ chưa chú trọng đến việc kiên cố hóa kênh mương.

Hiện nay một số vị trí lòng kênh bị người dân lấn chiếm đặt ống buy làm móng xây nhà, làm đường, làm cầu qua kênh trái phép, trồng hoa màu trên bờ kênh, đổ rác thải xuống lòng kênh gây co hẹp lòng kênh, ách tắc dòng chảy.

3.2.1.3.Công trình trên kênh tưới, tiêuvà trên sông

Các công trình trên kênh tưới, tiêu và sông trục gồm các loại cống như: cống dẫn, cống đầu kênh,cống đầu kênh tưới, cống điều tiết, cống vận chuyển, cống lấy nước, cống đầu kênh xả tiêu, cống đầu dốc nước, cống luồn tiêu dưới kênh tưới.Ngoài ra, còn có các hạng mục khác như: Cầu qua kênh, cầu sản xuất, cầu dân sinh,hệ thống bờ bao... chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dẫn nước, giúp điều hòa nguồn nước nước một cách hiệu quả, bảo vệ công trình, đảm bảo giao thông.

a.Công trình trên kênh tưới

Tổng số toàn huyện có 253 công trình trên kênh tưới, trong đó:

-Công trình trên kênh do Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang quản lý:

+79 công trình (Cống điều tiết 10 công trình; cống lấy nước 64 công trình; cống cầu 2 công trình; xi phông, cầu máng 3 công trình).

+Công trình trên kênh tưới cấp I: 58 công trình. +Công trình trên kênh tưới cấp II: 21 công trình.

+ Các cống do xí nghiệp quản lí với nhiệm vụ tưới là 1808 ha. -Công trình trên kênh tưới do xã, thị trấn quản lý:

+158 công trình (cống lấy nước 90 công trình; 17 công trình cầu sản xuất; cống cầu giao thông nội đồng 48 công trình; cầu máng 3 công trình).

+Công trình trên kênh tưới cấp I: 63 công trình. +Công trình trên kênh tưới cấp II: 95 công trình.

+Các cống do xã, thị trấn quản lí với tổng nhiệm vụ tưới là 1481,5 ha. -Công trình do Nhà nước quản lí: Gồm16 công trình (gồm các cầu trên các tuyến đường giao thông cắt qua kênh tưới). Chỉ có một cống với nhiệm vụ tưới là 112 ha.

Các cống trên hệ thống kênh tưới nhìn chung chủ yếu sử dụng máy đóng mở V1, cao độ đáy từ 3m đến 6m, cánh cống chủ yếu làm bằng bê tông.

Tổng số 124 công trình trên kênh tiêu (9 cầu sản xuất; 2 cống điều tiết; 61 cống tập trung nước; 44 cống cầu; 8 cầu máng, cống luồn), trong đó:

-Công trình trên kênh tiêu, dẫn do Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang quản lý: 26 công trình (1 cống điều tiết; 21 cống; 4 cầu máng, cống luồn).

-Công trình trên kênh tiêu, dẫn do xã, thị trấn quản lý: 94 công trình (7 cầu sản xuất; 1 cống điều tiết; 40 cống dẫn; 42 cầu; 4 cống luồn, cầu máng).

-Công trình trên kênh tiêu, dẫn do Nhà nước quản lý: 4 công trình (2 cầu sản xuất; 2 cống cầu).

- Hệ thống kênh tiêu Tam Bá Hiển thuộc xí nghiệp quản lí là một hệ thống kênh tiêu lớn, phân bố đan xen, dày đặc.Gồm 17 cống, với tổng diện tích tiêu là 1490,7 ha, các cống chủ yếu sử dụng máy đóng V1, loại cánh chủ yếu là vật liệu bê tông, kích thước của cánh trong khoảng chiều rộng từ 0,7m đến 1m, chiều cao từ 0,8m đến 1,4m.

- Các công trình do địa phương quản quản lí gồm các cầu sản xuất, cống điều tiết, cống dẫn nước, cầu, cống luồn, cầu máng, cụ thể như sau:

+ Hệ thống kênh tiêu KT0 gồm cầu máng kênh tưới, 3 cầu dân sinh, 2 cầu sản xuất,cống điều tiết và 6 cống đầu kênh tiêu, làm nhiệm vụ tiêu 60ha.

+ Hệ thống kênh KT11 gồm cống với diện tích tiêu là 144ha.

+ Hệ thống kênh tiêu KT3 gồm 6 cống với diện tích tiêu là 164,5ha. + Kênh tiêu Hạ Đình ngoài bãi xã Xuân Quan có 5 cống với diện tích tiêu là 237,7ha.

+Kênh tiêu Trung thủy nông San Hô có 5 cống với diện tích tiêu là 105ha. + Tại Thị trấn Văn Giang ngoài bãi có 1 cống tiêu, diện tích tiêu là 236ha.

c. Công trình trên sông trục

* Công trình do xí nghiệp KTCTTL Châu Giang quản lí gồm 48 công trình (cầu, cống qua sông, cống điều tiết, cống dẫn nước, cống tập trung nước). Trong đó, công trình do Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang quản lý: 10 công trình (sông Ngưu Giang có 5 công trình; sông Bắc Hưng Hải có 4 công trình; sông Đồng Quê có 1 công trình) thuộc các xã Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, Vĩnh Khúc và Mễ Sở,cụ thể:

-Tại sông Bắc Hưng Hải có 5 cống và gồm 4 công trình là cống đầu kênh lấy sa, cống lấy nước Cầu Chùa, cống cuối dốc nước (2 cống), và cống lấy nước vào trạm bơm Vĩnh Khúc, cống này có nhiệm vụ tưới là 271 ha.

-Trên sông Ngưu Giang có 4 cống và 5 công trình (cống điều tiết, cầu máng kênh, cống dẫn, cống luồn qua kênh Tây và cống luồn dưới kênh), với tổng nhiệm vụ tiêu là 365,4 ha.

-Trên sông Đồng Quê chỉ có cống luồn qua kênh với nhiệm vụ tiêu là 370,1 ha.

* Công trình do các xã, thị trấn quản lý: 32 công trình (sông Ngưu Giang có 12 công trình; sông Bắc Hưng Hải có 8 công trình; sông Đồng Quê có 12 công trình), cụ thể : Nghĩa Trụ 3 công trình; Vĩnh Khúc 4 công trình; Tân Tiến 2 công trình; Long Hưng 7 công trình; Thị trấn Văn Giang 4 công trình; Mễ Sở 4 công trình; Thắng Lợi 1 công trình; Liên Nghĩa 5 công trình; Xuân Quan 1 công trình; Cửu Cao 1 công trình. Tổng các cống do xã, thị trấn quản lí là 27 cống với nhiệm vụ tiêu là 1268 ha.

Qua quá trình thống kê kết hợp với điều tra phỏng vấn, đã đưa ra nhận xét về hệ thống công trình trên kênh tưới, tiêu và sông trục trên địa bàn huyện như sau:

- Các cống tưới tiêu đầu kênh cấp I, 100% đã được kiên cố hoá, các thiết bị như máy đóng mở, dàn cánh, hiện tại đang hoạt động bình thường, đảm bảo phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số máy đóng mở chưa hoạt động ổn định như cống đầu kênh Tây Văn Giang, Hạ Đình.

-Hệ thống cống đã đảm bảo được:

+Phân phối nước, điều tiết lưu lượng và mực nước trong cống khá là tốt. +Các cống được liên kết với nhau khá chặt chẽ, cho khả năng tưới, tiêu thoát nước ổn định.

+ Nối tiếp được mực nước thượng, hạ lưu làm giảm độ dốc của đáy kênh, giảm khối lượng đào, đắp kênh (như bậc nước, dốc nước).

+ Chuyển được nước trên kênh qua những chỗ giao nhau giữa kênh tưới với sông suối, với kênh tiêu, với đường giao thông, với vùng đất trũng (như cầu máng, cống luồn, cầu giao thông v.v...).

cống tháo nước cuối kênh).

+ Bảo đảm giao thông thủy, giao thông bộ trên những đoạn kênh có yêu cầu .

+Bảo đảm được khả năng thoát lũ và tiêu úng (như các công trình tiêu nước, tràn băng, ...).

+Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác cũng như nâng cấp hệ thống sau này (như nhà quản lý, hệ thống liên lạc, hệ thống mốc cao độ và cột kilômét, bến rửa, ...).

-Các công trình điều tiết ở gần nhau được kết hợp thành một cụm để thuận tiện trong việc khai thác công trình và quản lý vận hành.

-Các công trình điều tiết mực nước và lưu lượng, có tác dụng điều tiết và dâng nước lưu lượng phục vụ tưới luân phiên và dâng nước tại những nơi cần thiết, tuy nhiên van kín và thiết bị đóng mở chưa thực sự hoạt động tốt.

- Theo thời gian 1 số cầu máng có hiện tượng xuống cấp, quan sát được ở hầu hết các xã, bị đứt gãy thành mảnh nhỏ, nền cầu lồi lõm, lan can có chỗ gãy.

-Các hệ thống cống trên địa bàn huyện hoạt động khá lâu, phần lớn bị ăn mòn, bồi lắng đất cát và khá là nhiêu rác gây cản trở dòng chảy, giảm đi khả năng dẫn nước, quan sát được ở hầu hết các cống.

3.2.1.4. Các sông trục trên địa bàn huyện

Tổng số 03 con sông (sông Ngưu Giang, sông Đồng Quê và sông Bắc Hưng Hải) với chiều dài 22,042km.

Sông trục do Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang quản lý: Sông Ngưu Giang và sông Đồng Quê với tổng chiều dài 15,157km, cụ thể:

- Sông Ngưu Giang nằm trên địa bàn của 4 xã: Thị trấn Văn Giang, Cửu Cao, Long Hưng và Tân Tiến với chiều dài 8,817km.

- Sông Đồng Quê nằm trên địa bàn của 4 xã: Thị trấn văn Giang, Liên Nghĩa, Thắng Lợi và Mễ Sở với chiều dài 6,34km.

- Sông trục do Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải quản lý: 01 công trình với chiều dài bờ tả 5,495 km; bờ hữu 8,275 km (Thuộc địa bàn huyện Văn Giang đi qua 4 xã: Xuân Quan, Cửu Cao, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc).

Bảng 3.4: Thống kê các sông trục trên địa bàn huyện Văn Giang T T Tên công trình Chiều dài (km) Nhiệm vụ dẫn Nước (ha) Nhiệm vụ dẫn nước tiêu (ha) Nhiệm vụ cụ thể A Xí nghiệp quản lí 15.157

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w