Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Khoá luận thành lập tờ bản đồ địa chính số 29 tỷ lệ 1 1000 tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 54)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua huyện ủy đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đó đề ra.

Đến nay đó đạt được một số kết quả, kinh tế tiếp tục có bước phát triển khá. Theo báo cáo tổng kết của UBND Huyện Tiên Lữ cho thấy:

Năm 2018, huyện Tiên Lữxác định là năm bản lềcó ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2017 – 2021).

Do đó, cùng với sự chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của UBND tỉnh, UBND huyện, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn đã đạt được những kết quả nổi bật: Tổng giá trị sản xuất đạt 3.413 tỷđồng, tăng trưởng 11,01% so với cùng kỳnăm 2017 (đạt 50,09% kế hoạch năm)

Tromg đó: Nông nghiệp – thủy sản đạt 551 tỷ đồng, tăng 1,02% so cùng kỳ năm 2107. Công nghiệp – xây dựng đạt 1.351 tỷđồng, tăng 13% so cùng kỳ 2017.

Thương mại, dịch vụ và một số ngành khác đạt 1.511 tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng

kỳ2017. Cơ cấu kinh tế NN – CNXD –TMDV và ngành khác đạt: 16,1% - 39,6% - 44,3%. Thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 117 tỷ đồng = 64,5% kế hoạch

42

huyện giao và 106,15 kế hoạch tỉnh giao, Chi ngân sách ước đạt 184,2 tỷđồng đạt 44,5% kế hoạch huyện giao, 52% kế hoạch tỉnh giao.

Sự tăng trưởng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện nói chung và xã Thiện Phiến nói riêng đã giúp cho cuộc sống của người dân ổn định hơn, tỷ lệ các hộ gia

đình khá giả, giàu tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá

tình hình phát triển của địa phương. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho

giai đoạn tiếp theo.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất,

kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, cơ

cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế của xã phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, những năm tới xã cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã, tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn

định ngành nông nghiệp

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Trồng trọt

Xã Thiện Phiến có 370,03 ha nông nghiệp, sau khi thực hiện dồn đổi ruộng,

xã đã chuyển đổi 10 ha chuyên trồng lúa sang trồng màu, trên 50 ha sang trồng cây

ăn quả. Các diện tích này điều được xã quy hoạch đúng quy định của huyện và tỉnh. Không chỉ làm tốt công tác quản lý, nhiều năm không để xảy ra vi phạm trên đất nông nghiệp, xã còn phối hợp với các chuyên ngành chuyên môn nghiên cứu và đưa

43

những cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng để nông dân trồng theo vùng, theo cánh

đồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện bình quân 1 ha đất canh tác của xã Thiện Phiến cho thu nhập trên 220 triệu đồng/ 1 năm, cao nhất huyện Tiên Lữ.

* Chăn nuôi

Vềchăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân 3%/năm, có gần 84 hộ phát triển

chăn nuôi, quy mô kinh tế hộgia đình. Tổng đầu đàn gia súc tang cả về sốlượng và chất lượng. Tổng đàn trâu đạt 310 con, đàn bò có 120 con, đàn lợn có 12500 con,

đàn gia cầm 42000 con. Hàng năm làm tốt công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia

súc, gia cầm, ngăn chặn các dịch bệnh không để lây lan thành dịch lớn.

4.1.2.3. Dân số

Tổng số dân số: 4502 người (Thống kê: 2016), tổng diện tích tự nhiên 573.42 ha.

Dân cư phân bố thành từng làng, xóm rải rác đều trên địa bàn các xã xen lẫn với khu vực đất canh tác nông nghiệp. Nhà ở phân bố tập trung dày đặc dọc theo các trục đường giao thông chính. Hầu hết dân cư là người địa phương đời sống kinh tếtương đối ổn định, tình hình an ninh trật tựtương đối tốt. Thuận lợi cho việc giao dịch và cư trú tại địa phương trong thời gian đo đạc.

4.1.2.4. Lao động

- Cơ cấu lao động: Số người trong độ tuổi lao động là: 3538 người bằng 74.55% Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao, mặt khác nhiều người trong độ tuổi lao động dời quê đi xa làm ăn

Trong những năm qua UBND xã Thiện Phiến bằng những nỗ lực trong quản

lý điều hành cộng với ưu thế vềđiều kiện tự nhiên - xã hội đã thúc đẩy nhịp độtăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực

nâng cao năng suất, chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

44

4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng * Giao thông

Xã có quốc lộ 39B chạy từ tây sang đông, tuyến giao thông quan trọng nối giữa thủ phủ tỉnh Hưng Yên với huyện Phù Cừđi tỉnh Hải Dương. Quốc lộ 39A dài 10 km nối tiếp sang tỉnh Thái Bình; đường 200 tỉnh lộ mốc từ cảng Triều Dương

qua trung tâm huyện đi huyện Ân Thi. Có đường thủy sông Hồng dài 6 km và sông Luộc dài 12 km cùng với hệ thống các sông khác tạo thành hệ thống giao thông

đường thủy quan trọng đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...

* Thuỷvăn

Xã Thiện Phiến có hệ thống kênh mương thủy lợi dày đặc và có nhiều đầm hồ tự nhiên cũng như nhân tạo, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất của nhân dân.

* Hệ thống năng lượng truyền thông: Hệ thống điện của xã đã bàn giao cho ngành điện quản lý, 100% số hộđược sử dụng điện lưới thường xuyên, nhưng chất

lượng chưa thật sự tốt, nhiều nơi điện còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của

người dân.

* Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Thiện Phiến có 1 Bưu điện do

ngành Bưu điện quản lý. Dịch vụ Internet ở Thiện Phiến phát triển khá thấp so với nhiều xã khác trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

* Văn hóa: Tất cảcác khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, song còn một vài xóm do cơ sở xây dựng đã xuống cấp cần được đầu tư

xây dựng lại, đểđảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho người dân trong xóm.

* Cơ sở y tế: Cơ sở vật chất của bệnh viện và trạm y tếđang ngày càng được cải thiện. Tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng có hiệu quả.

* Cơ sở giáo dục - đào tạo: Xã có 2 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2

trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông.

* Cơ sở thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao của xã được phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân cư, cơ quan

45

ban ngành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện.

* Quốc phòng – an ninh

Hệ thống an ninh quốc phòng trên toàn xã luôn được đảm bảo đáp ứng được nguyện vọng của người dân

Một phần của tài liệu Khoá luận thành lập tờ bản đồ địa chính số 29 tỷ lệ 1 1000 tại xã thiện phiến, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)