QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự luận văn ths luật 60 38 40 pdf (Trang 50 - 66)

LÝ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2003

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự ra đời của bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc cần phải có một bộ luật

chính thức "quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự" mà bộ luật còn đánh dấu mốc vô cùng

quan trọng trong quá trình pháp điển hóa những quy định tố tụng hình sự. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của luật tố tụng hình sự Việt Nam giai đoạn trước đó. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã quy định tương đối đầy đủ về chế định trong đó có chế định liên quan đến địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, ngoài việc quy định rõ thế nào là "người bị tạm giữ", "bị can", "bị cáo", bộ luật còn quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của những người này. Theo bộ luật thì bị can, bị cáo được quy định tại Điều 34, còn người bị tạm giữ được quy định tại Điều 38.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, người tạm giữ được quy định sau khi quy định về bị can, bị cáo. Việc quy định như vậy nếu xét theo thứ tự về các bước trong quá trình tố tụng thì có vẻ không logic lắm. Do đó ở luận

văn này, tác giả phân tích về người bị tạm giữ trước để thấy rõ hơn về trình tự tố tụng cũng như tư cách tham gia tố tụng của một người từ khi là "người bị tạm giữ" sau đó có thể trở thành "bị can" và sau này là "bị cáo".

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ

Điều 38 quy định: "1- Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có quyết định tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố" [34].

Theo quy định này thì người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là người đó đã có quyết định tạm giữ và chưa bị khởi tố bị can.

Việc phạm tội quả tang được bộ luật quy định tại Điều 64 là người

"đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt" [34].

Còn người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp bao gồm:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy đó là tội phạm nghiêm trọng và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ [34, khoản 1, Điều 63].

Khoản 2, Điều 38 quy định người bị tạm giữ có các quyền và nghĩa

vụ: "2- Người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ; được giải thích quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai; đưa ra những yêu cầu; khiếu nại

về việc tạm giữ và những quyết định khác có liên quan. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ" [34].

Như vậy là trước tiên người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ. Tại khoản 3, Điều 68 bộ luật quy định "Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản". Nếu bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thì người bị tạm giữ đã được biết mình bị bắt vì lý do gì theo quy định tại khoản 3, Điều 63 về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Người bị tạm giữ được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Người bị tạm giữ có các quyền và nghĩa vụ theo luật định và họ phải được biết các quyền và nghĩa vụ này để thực hiện. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ cho họ biết.

Người bị tạm giữ được quyền trình bày lời khai. Điều 53 quy định "Người bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tạm giữ". Những lời trình bày của người bị tạm giữ được coi là chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 48. Tuy nhiên người bị tạm giữ chỉ được trình bày những gì có ý nghĩa trong việc làm rõ quan hệ giữa họ và vụ việc xảy ra chứ không trình bày tất cả những gì họ muốn. Trước khi những người này trình bày lời khai của mình thì bộ luật quy định ngay sau khi họ bị bắt cơ quan điều tra phải lấy lời khai của họ. Tức là trước khi những người này có quyết định tạm giữ họ đã phải có lời khai tại cơ quan điều tra theo Điều 65 "Sau khi nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay". Việc lấy lời khai của người bị tạm giữ phải được lập thành biên bản và phải tuân thủ quy định về biên bản tại Điều 78 của bộ luật. Việc bộ luật quy định người bị tạm giữ có quyền trình bày lời khai chứ không quy định họ phải trình bày lời khai. Như vậy có nghĩa là việc trình bày lời khai không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người bị tạm giữ. Điều này thể hiện nguyên tắc "nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng".

Tại khoản 2, Điều 38, bộ luật còn quy định người bị tạm giữ có quyền đưa ra những yêu cầu. Đây là quyền mà không phải là nghĩa vụ của họ. Người bị tạm giữ có quyền đưa ra yêu cầu cơ quan điều tra đưa ra những bằng chứng được coi là căn cứ bắt giữ họ. Kèm theo quyền đưa ra những yêu cầu là quyền khiếu nại về việc tạm giữ và những quyết định khác có liên quan đến việc tạm giữ. Theo đó thì nếu thấy việc tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền không đúng với quy định của pháp luật, vi phạm các quy định trong việc bắt, tạm giữ, lấy lời khai... thì người bị tạm giữ có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại này được gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Ngoài những quyền được quy định tại Điều 38, người bị tạm giữ còn có các quyền khác như quyền được hưởng chế độ tạm giữ khác với chế độ đối với người chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 72.

Và tại quy định của Điều 73 nếu người bị tạm giữ có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là người tàn tật, già yếu không có người chăm sóc thì thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải ra lệnh giao những người đó cho người thân thích hoặc chính quyền sở tại chăm sóc. Đối với nhà hoặc tài sản của người bị tạm giữ mà không có người trông coi thì cũng được cơ quan ra lệnh tạm giữ áp dụng những biện pháp bảo quản thích đáng. Người tạm giữ có quyền được thông báo những biện pháp đã được áp dụng đối với người thân và tài sản của họ. Đây là chính sách rất nhân đạo của nhà nước ta.

Bên cạnh những quyền, người bị tạm giữ còn có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ. Những quy định về nơi giam giữ, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình được thực hiện theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bị can

Định nghĩa về bị can, bị cáo cũng như quyền và nghĩa vụ của họ được Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định tại Điều 34. Như vậy là với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, bị can là những người đã bị khởi tố về hình sự, còn bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Với

việc định nghĩa chính thức này, Bộ luật hình sự năm 1988 đã chính thức phân biệt rõ tư cách tham gia tố tụng của một người từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn xét xử.

Việc phân biệt thế nào là bị can, bị cáo tạo Điều kiện cho việc phân biệt quyền và nghĩa vụ của từng người trong tiến trình tố tụng.

Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm cơ quan có thẩm quyền theo quy định có quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết định này cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Bởi sau khi khởi tố vụ án, xác định thẩm quyền điều tra, và khi có căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Một người chỉ có thể bị gọi là bị can khi có quyết định khởi tố bị can này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bị can có các quyền được quy định tại khoản 2, Điều 34:

Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát [34].

Theo đó, đầu tiên bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì. Theo Điều 103, khoản 2:

Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày,

tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng [34].

Sau khi khởi tố bị can, Bộ luật quy định "Cơ quan ra quyết định khởi tố bị can phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Bị can ký vào biên bản giao nhận" [34]. Như vậy là bị can được quyền nhận

quyết định khởi tố bị can. Khi giao quyết định khởi tố cho bị can, cơ quan ra quyết định phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Việc giao nhận này phải được bị can ký vào biên bản giao nhận. Mặc dù quy định là bị can được nhận quyết định khởi tố bị can nhưng Bộ luật lại không quy định cụ thể bị can được nhận quyết định này trong thời hạn bao nhiêu lâu kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can. Trong khi đó tại khoản 4, Điều 103,

Bộ luật lại quy định "Quyết định khởi tố bị can phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp" [34].

Bị can có quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu. Sau khi biết mình bị khởi tố về tội gì, bị can có quyền đưa ra những chứng cứ. Bộ luật quy định tại khoản 2, Điều 48 về chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác [34].

Như vậy là bị can có quyền đưa ra những vật chứng. Vật chứng được bộ luật quy định cụ thể là "những vật được dùng làm công cụ, phương tiện

phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội". Nếu bị can đang quản lý những vật chứng chứng minh cho việc mình vô tội, chứng minh những tình tiết giảm nhẹ của mình thì có quyền đưa ra để làm căn cứ.

Ngoài vật chứng, chứng cứ mà bị can có quyền đưa ra đó là việc trình bày lời khai. Việc trình bày lời khai của bị can được thể hiện ở biên bản hỏi cung, có thể là do bị can tự viết lời khai của mình. Theo quy định tại Điều 107, việc hỏi cung bị can phải được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không quy định trách nhiệm đối với bị can về việc không khai báo hoặc khai báo gian dối, nhưng khoản 3 Điều 107 nghiêm cấm những người tiến hành tố tụng bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can: "Điều tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 234 và Điều 235 Bộ luật hình sự". Trong khi hỏi cung, bị can có thể nhận một phần hoặc toàn bộ tội lỗi của mình, nhưng Điều tra viên phải kiểm tra lời nhận tội này và đối chiếu với

những chứng cứ khác của vụ án. Khoản 2 Điều 54 Bộ luật này quy định: "Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội" [34].

Ngoài ra Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ về biên bản

hỏi cung bị can. Khoản 1 Điều 108 quy định: "Biên bản hỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời" [34].

Khoản 2 Điều 108 còn quy định:

Sau khi hỏi cung bị can, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa

chữa biên bản, thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.

Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung phải phát lại để bị can và điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận.

Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung [34].

Ngoài việc đưa ra những chứng cứ, bị can có quyền đưa ra những yêu cầu. Theo đó bị can có quyền yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành triệu tập nhân chứng, yêu cầu khám nghiệm hiện trường, hoặc yêu cầu thu giữ tài liệu đồ vật... Quyền đưa ra những yêu cầu ngoài việc là quyền của bị can còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành giải quyết vụ án.

Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự luận văn ths luật 60 38 40 pdf (Trang 50 - 66)