THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự luận văn ths luật 60 38 40 pdf (Trang 91 - 107)

VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay đã gần được 10 năm. Trong quá trình thực hiện, Bộ luật đã góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng được các cơ quan tiến hành tố tụng chú trọng hơn. Theo báo cáo của ngành Kiểm sát thì trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2009 trên toàn quốc đã có 321.999 người bị tạm giữ hình sự, 718.712 người bị khởi tố bị can, 634.893 bị can bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử và trở thành bị cáo.

Bảng 3.1: Số lượng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên toàn quốc từ năm 2004 đến năm 2009

Năm Người bị tạm giữ Bị can Bị cáo 2004 45.205 98.461 89.999 2005 47.845 106.057 92.877 2006 53.234 122.913 106.431 2007 53.331 124.803 111.071 2008 62.888 132.004 118.511 2009 59.496 134.474 116.004 Tổng số 262.503 718.712 634.893

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Qua số liệu từ năm 2004 đến năm 2009 cho thấy số người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tăng dần theo từng năm.

Nếu như năm 2004, số người bị tạm giữ là 45.205 người thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 47.845 người, năm 2006 đã tăng lên 53.234 người, 2006 là 53.331 người, con số này tăng vọt lên tại năm 2008 với 62.888 người, và năm 2009 là 59.496 người. Như vậy là trong vòng 6 năm từ 2004 đến năm 2009 số người bị tạm giữ đã tăng khoảng gần 15.000 người.

Số bị can cũng tăng theo từng năm. Nếu như năm 2004, mới chỉ có 98.461 người bị cơ quan Điều tra ra quyết định khởi tố bị can, năm 2005 là 106.057, năm 2006 là 122.913, năm 2007 là 124.803, năm 2008 là 132.004 và đến năm 2009 con số này đã tăng lên là 134.474. Như vậy số bị can đã tăng 136,5% sau 6 năm.

Số bị can bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2004, ghi nhận có 89.999 bị cáo, năm 2005 số bị cáo đã tăng lên 92.877, năm 2006 là 106.431, năm 2007 là 111.071, năm 2008 là 118.511, năm 2009 là 116.004. Số lượng bị cáo đã tăng khoảng hơn 26.000 người từ trong vòng 6 năm từ năm 2004 đến năm 2009, tức là đã tăng khoảng 129%.

Mặc dù số lượng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tăng dần theo từng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng về cơ bản công tác Điều tra, truy

tố, xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đặc biệt là các Tòa án đã phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan tiến hành tố tụng để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, công dân, tội phạm về ma túy, tệ nạn xã hội; bọn phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc; tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia...Trong đó, phải kể đến vụ án "gián điệp biệt kích xâm nhập" do Hoàng Cơ Minh cầm đầu, các vụ án phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Huế và một số tỉnh Tây Nguyên,

các vụ án về kinh tế: Epco - Minh Phụng, Tân Trường Sanh; các vụ án về ma túy: Vũ Xuân Trường, Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Văn Tám, Trịnh Nguyên Thủy; các vụ án về tham ô, lừa đảo có tố chức, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước hoặc công dân có giá trị rất lớn: Trần Đàm, Đỗ Thị Mỹ Phượng, Tăng Minh Phụng, Trần Thị Hiếu, Lã Thị Kim Oanh; vụ án tham nhũng ở Mường Tè; một số vụ án mang tính chất băng nhóm "theo kiểu xã hội đen": Khánh "Trắng", Phúc "Bồ", Trương Văn Cam và đồng bọn... [2].

Trên đây là những số liệu, đánh giá về tình hình giải quyết các vụ án hình sự theo trình tự được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định. Theo

những đánh giá nêu trên thì việc giải quyết các vụ án đã phần nào "chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" [36] như Điều 1, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định.

Việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật cũng đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã phần nào được nâng cao.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng: "Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều" [2]. Chính điều này là nguyên nhân làm cho địa vị

pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của nước ta từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tuy đã được nâng cao nhưng chưa thực sự được đảm bảo.

Điều này thể hiện thông qua những con số tại Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao các năm từ 2004 đến 2009 về số lượng người bị tạm giữ không bị khởi tố bị can, số lượng bị can Viện kiểm sát hủy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điều tra, số lượng bị can Cơ quan Điều tra đình chỉ điều tra vì không phạm tội, số

lượng bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội và số lượng bị cáo Tòa án sơ thẩm tuyên không phạm tội. Cụ thể:

Về số lượng người bị tạm giữ không bị khởi tố bị can, từ năm 2004 đến năm 2009 là 22.830 người trên tổng số 312.999 người bị tạm giữ chiếm tỷ lệ 7,29%. Trong đó năm 2004, số người bị tạm không bị khởi tố bị can là 4.210 trên tổng số 45.205 người bị tạm giữ chiếm tỷ lệ 9,31%. Đây là một con số tương đối cao. Các năm từ 2005 đến 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 2.932 người vào năm 2005, 3.010 người vào năm 2006 và 2.936 người vào năm 2007 trên tổng số người bị tạm giữ chiếm tỷ lệ 6,12%, 5,65% và 5,50%, tuy nhiên lại tăng trở lại vào các năm 2008, 2009 với con số là 7,18% và 8,77% với số người bị tạm giữ không bị khởi tố bị can lên đến 4.520 người vào năm 2008 và 5.222 người vào năm 2009.

Bảng 3.2: Tỷ lệ số người bị tạm giữ không bị khởi tố bị can so với tổng số người bị tạm giữ

Năm Tổng số người bị tạm giữ

Số người bị tạm giữ

Không bị khởi tố bị can Tỷ lệ % 2004 45.205 4.210 9,31 2005 47.845 2.932 6,12 2006 53.234 3.010 5,65 2007 53.331 2.936 5,50 2008 62.888 4.520 7,18 2009 59.496 5.222 8,77

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nêu cụ thể số lượng người không bị khởi tố bị can nêu trên có nguyên nhân từ đâu và lý do tại sao trong những năm gần đây số lượng này lại tăng lên như vậy. Ngoài những nguyên nhân theo của Bộ luật tố tụng hình sự về việc không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can thì còn có bao nhiêu trường hợp tạm giữ người chưa

đúng quy định dẫn đến trường hợp oan sai? Phải chăng quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ đã không được cơ quan tiến hành tố tụng mà ở đây trực tiếp là các cơ quan có thẩm quyền Điều tra bảo đảm? Hay đó là do cơ quan Điều tra thiếu thận trọng, khách quan trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ, không có chứng cứ trực tiếp, quá tin vào chứng cứ gián tiếp?

Nếu như số liệu về số người bị tạm giữ không bị khởi tố bị can là số liệu không có đáp án chính xác thì số liệu về số lượng bị can Viện kiểm sát ra quyết định hủy quyết định khởi tố bị can lại là những con số hoàn toàn "biết nói". Theo những con số mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2009 số bị can Viện kiểm ra Quyết định hủy quyết định khởi tố bị can từ là 1844 bị can. Trong đó năm 2004 có 18 bị can, năm 2005 có 159 bị can, năm 2006 có 437 bị can, năm 2007 có 510 bị can, năm 2008 có 352 bị can, năm 2009 có 368 bị can.

Bảng 3.3 Tỷ lệ số bị can Viện kiểm sát ra Quyết định hủy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra so với tổng số người

bị Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố bị can

Năm

Tổng số người bị Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi

tố bị can

Số bị can Viện kiểm sát Quyết định hủy quyết định khởi tố bị

can của Cơ quan điều tra

Tỷ lệ % 2004 98.479 18 0,02 2005 106.216 159 0,14 2006 123.350 437 0,35 2007 125.313 510 0,41 2008 132.356 352 0,26 2009 134.842 368 0,27

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Mặc dù nhìn vào bảng 3.2 thấy rằng tỷ lệ số bị can Viện kiểm sát hủy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là không lớn, chỉ chiếm từ

0,02% đến 0,41% trên tổng số người bị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can nhưng cũng cho thấy đây là những con số mang tính báo động. Bởi lẽ theo Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì "khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can", tức là Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp có đủ căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó khi Viện kiểm sát hủy Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra thì điều đó cũng có nghĩa là người này là đã bị khởi tố oan. Theo Nghị quyết 338 trước đây và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 hiện này thì trường hợp này bị can có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại do việc khởi tố sai gây ra.

Tương tự như vậy, những trường hợp Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra đối với bị can do người này không phạm tội và trường hợp Viện kiểm sát đình chỉ đối với bị can vì không phạm tội cũng là những trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì hành vi của mình gây ra đối với những người không phạm tội mà bị khởi tố, điều tra, truy tố không đúng quy định của pháp luật dẫn đến oan sai.

Năm 2004, trên toàn quốc Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra đối với 165 bị can vì không phạm tội trên tổng số 1.531 bị can đình chỉ điều tra chiếm 10,77%. Đây là con số tương đối cao trong năm đầu áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Từ năm 2005 đến 2007 tỷ lệ này đã giảm đáng kể: năm 2005 chỉ có 88 bị can trên tổng số 1.718 bị can chiếm tỷ lệ 5,12%, năm 2006 có 40 bị can trên tổng số 1.821 bị can chiếm tỷ lệ 2,2%, năm 2007 có 95 bị can trên tổng số 1.840 bị can chiếm tỷ lệ 5,16%. Năm 2008 tỷ lệ số bị can không phạm tội được Cơ quan điều tra đình chỉ tăng lên đột biến là 176 trên tổng số 1.844 bị can chiếm tỷ lệ 9,54%. Tuy nhiên sang năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống rõ rệt với con số 67 bị can được đình chỉ trên tổng số 3.452 chiếm tỷ lệ 1.94%.

Bảng 3.4 Tỷ lệ số bị can Cơ quan điều tra đình chỉ vì không phạm tội so với tổng số bị can Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra

Năm Tổng số bị can Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra

Số bị can Cơ quan điều tra

đình chỉ vì không phạm tội Tỷ lệ % 2004 1.531 165 10,77 2005 1.718 88 5,12 2006 1.821 40 2,2 2007 1.840 95 5,16 2008 1.844 176 9,54 2009 3.452 67 1,94

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tỷ lệ số bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội trên tổng số bị can Viện kiểm sát đình chỉ từ năm 2004 đến năm 2009 trên toàn quốc cũng có tỷ lệ tương đối cao vào các năm 2004, 2006. Nhưng lại giảm rõ rệt vào năm 2009. Cụ thể năm 2004 có 124 bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội trên 1.531 bị can Viện kiểm sát đình chỉ chiếm tỷ lệ 8,10%, năm 2005 có 51 bị can trên tổng số 1.119 bị can Viện kiểm sát đình chỉ chiếm 4,55%, năm 2006 có 79 bị can trên 1.226 bị can chiếm 6,44%, năm 2007 có 44 bị can trên 1.190 bị can chiếm 3,36%, năm 2008 có 43 bị can trên 1000 bị can chiếm 4,30%, cuối cùng là năm 2009 có 37 bị can trên tổng số 1.904 bị can chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 1,94%.

Bảng 3.5 Tỷ lệ số bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội so với tổng số bị can Viện kiểm sát đình chỉ

Năm Tổng số bị can Viện kiểm sát đình chỉ

Số bị can Viện kiểm sát đình chỉ vì không phạm tội Tỷ lệ % 2004 1.531 124 8,10 2005 1.119 51 4,55 2006 1.226 79 6,44 2007 1.190 40 3,36 2008 1.000 43 4,30 2009 1.904 37 1,94

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2009 trên toàn quốc, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm đối với 539.037 bị cáo. Trong đó có 255 bị cáo được Tòa án tuyên không phạm tội. Đây là những trường hợp bị cáo không phạm tội do không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự trong đó đã loại trừ những trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội theo Nghị quyết 33.

Bảng 3.6 Tỷ lệ số bị cáo Tòa án sơ thẩm tuyên không phạm tội so với tổng số bị cáo đã xét xử sơ thẩm

Năm Tổng số bị cáo đã xét xử sơ thẩm

Số bị cáo Tòa án sơ thẩm

tuyên không phạm tội Tỷ lệ %

2004 76.562 37 0,04 2005 77.758 41 0,05 2006 90.507 36 0,03 2007 94.291 53 0,05 2008 99.289 59 0,05 2009 100.630 29 0,02

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2004 đến năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo bảng 3.5 thì năm 2004 có 37 bị cáo, năm 2005 là 41 bị cáo, năm 2006 là 36 bị cáo, năm 2007 có 53 bị cáo, năm 2008 có 59 bị cáo, năm 2009 có 29 bị cáo được Tòa án cấp sơ thẩm trên toàn quốc đã tuyên không phạm tội. Chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 0,02% đến 0,05% tổng số bị cáo đã bị Tòa án xét xử. Tuy rằng con số rất nhỏ nhưng điều này thể hiện tình trạng oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự vẫn không giảm, quyền của công dân vẫn bị xâm phạm do những hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền gây ra.

Qua số liệu trong báo cáo tổng kết của ngành Kiểm sát nêu trên cũng có thể thấy thực trạng của hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự của nước ta còn nhiều điểm hạn chế.

Sự hạn chế này không chỉ thể hiện trên những bản báo cáo mà còn thể

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự luận văn ths luật 60 38 40 pdf (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)