Biện pháp 5: Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và nâng cao hiệu

dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT cho học sinh bậc THPT

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập ở cấp trường và hỗ trợ việc xây dựng hệ thống quản lý lâu dài.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho nhà quản lý nắm bắt, xử lý thông tin kịp thời, linh hoạt và hiệu quả; giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn71

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Để hoạt động quản lý đánh giá trong nhà trường đạt được kết quả cao cần: - Cung cấp đủ SGK, trang bị sách tham khảo cho thư viện, thiết bị dạy học cho phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo thực hiện được tất cả các giờ thực hành cho học sinh; tiến đến xây dựng đủ các phòng bộ môn và khẩn trương đưa công nghệ tin học vào nhà trường là để đảm bảo được yêu cầu trên.

- Sử dụng, xây dựng các phần mềm tin học để quản lý kết quả đạt được của học sinh như: điểm thi, kiểm tra, điểm rèn luyện...

- Quản lý tốt ngân hàng đề thi, đáp án, tài liệu, sáng kiến…

- Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, đánh giá chất lượng giáo dục.

- Công khai hoá mạng nội bộ để học sinh có điêu kiện trao đổi trực tiếp với CBQL, GV để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến KTĐG.

* Nước ta hiện nay có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng miền, do vậy cơ sở vật chất của các trường phổ thông giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi cũng có sự chênh lệch. Mặc dù, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng còn rất nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu thốn rất nhiều không chỉ về mặt kinh tế.

Do vậy, việc trang bị cơ sở vật chất cũng dần được khắc phục, các trường đã được trang bị dần thiết bị cơ bản phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá. Đây là một trong những nhiệm vụ cần được khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học.

Để thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giúp cho GV và HS hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời góp phần nâng cao động lực dạy và động lực học. Do có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thiết bị đối với việc quản lý hoạt động đánh giá, ngoài những trang thiết bị cần thiết cho nhà trường, cho GV, nên rất cần có máy tính, máy in, thậm chí cả máy phôtô copy... để thuận lợi trong hoạt động quản lý và giữ được bí mật đối với các đề kiểm tra.

- Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên tin học phụ trách sử dụng thông tin tham gia quản lý và điều hành việc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn72

+ Sử dụng và xây dựng phần mềm QLGD, quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS, quản lý HS và quản lý các hoạt động khác trong nhà trường

+ Lưu trữ ngân hàng đề thi, đáp án, biểu điểm của các lần thi và khảo sát; + Sử dụng hiệu quả các phần mềm thi nghề, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

+ Sử dụng phần mềm quản lý kết quả học tập của HS để đánh giá kết quả học tập của HS, thống kê số liệu chính xác báo cáo lãnh đạo nhà trường, từ đó lãnh đạo nhà trường đưa ra các quyết định phù hợp trong đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Việc nối mạng Internet trong toàn trường, có biện pháp sử dụng và khai thác tối đa ở tất cả các đơn vị, bộ phận; đội ngũ cán bộ quản lý và các GV, nhân viên phải thông hiểu về tin học, có khả năng truy cập mạng Internet, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm quản lý giáo dục.

- Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để cán bộ, giáo viên có thể tham gia các lớp bồidưỡng, nâng cao kỹ năng tin học.

- Mời các chuyên gia, các giáo viên được đào tạo chuyên ngành tin học có trình độ cao trực tiếp tư vấn, tham gia, góp ý; giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn, GV tiếp nhận, khai thác, xử lý thông tin.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục và quản lý công tác KTĐG kết quả học tập của HS, nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp đáp ứng kịp thời với tiến trình phát triển của nhà trường.

Tổ chức diễn đàn về phương pháp học, tự học, phương pháp KTĐG và tự KTĐG cho HS trên website của trường làm nơi trao đổi ý kiến, kinh nghiệm giúp HS và phụ huynh học sinh có những định hướng tích cực trong việc tìm phương pháp học thích hợp cho mình.

- Hướng dẫn HS lên mạng sưu tầm, tra cứu tài liệu như: tài liệu tham khảo của các môn học, các tài liệu có liên quan... để mở rộng kiến thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn73

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tăng cường tậphuấn sử dụng CSVCphục vụ quản lí hoạt động đánh giá KQHT.

- Có sự đồng thuận cao trong lãnh đạo nhà trường; CBQL và GV trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Đầu tư kinh phí thích hợp cho bồi dưỡng công nghệ thông tin, mua phần mềm cần thiết và thuê giảng viên bồi dưỡng công nghệ thông tin, CSVCvà các trang thiết bị cần thiết.

- Có sự giám sát động và động viên kịp thời của CBQL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)