8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Quy định cụ thể về phạm vị và trách nhiệm quản lý hoạt
đánh giá KQHT của học sinh THPT
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường hiệu quả quản lý của nhà quản lý, từ đó có thể phối hợp hành động, tạo ra môi trường quản lý đa dạng, khách quan.
3.2.6.2.Nội dung và cách thực hiện
* Quản lý đánh giá KQHT của học sinh không phải là nhiệm vụ riêng của nhà quản lý mà phải có sự tham gia quản lý của các tổ trưởng chuyên môn, của GV, HS; đồng thời có sự phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường công đoàn, Đoàn thanh niên. Sự thống nhất giữa các tổ chức đoàn thể trong trường sẽ tạo nên thành công của việc quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh ở các trường THPT. Mỗi một tổ chức có một chức năng nhiệm vụ riêng, song đều hướng tới một nhiệm vụ chung là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch cụ thể cho việc quản lý để từ đó có những kết luận chính xác cho hoạt động này.
- Quy định phân cấp phạm vi quản lý cụ thể cho các đối tượng tham gia quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS, theo mẫu gợi ý sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn74
TRƯỜNG THPT…..
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HỌC SINH NĂM HỌC:………
Đối tượng tham gia quản lý hoạt động đánh
giá KQHT của HS
Phạm vi, trách nhiệm quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS Các quy định cụ thể Chế độ báo cáo
Có sự kết hợp khi đánh giá một tập thể hay một cá nhân sẽ mang lại hiệu quả cao thể hiện được tính chín xác, công bằng.
Tổ chuyên môn có thể báo cáo tình hình thực hiện việc đánh giá chung của tổ và của các thành viên trong tổ (nội dung, hình thức, tiêu chí đánh giá, kết quả đánh giá,...), những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện.
Phản hồi của kết quả: Nhà quản lý luôn đưa ra những mục tiêu cụ thể cho công việc quản lý dó làgiúp GV thực hiện tốt hơn trong việc đánh giá nói chung và đánh giá kết quả học tập của HS nói riêng. Hiệu trưởng phải biết lắng nghe, tập hợp các thông tin phản hồi và phải tìm hiểu cụ thể từngtrường hợp rồi mới đưa ra kết luận, cụ thể là: Thông qua ý kiến của HS cũng là một trong những đối tượng cần được tham khảo ý kiến, có thể hỏi trực tiếp HS về cách thức đánh giá của GV trên lớp, trong bài kiểm tra hoặc những nhận xét cụ thể đối với từng mặt giáo dục. Những phản hồi của HS cũng giúpphần nào giúp nhà quản lý củngcố thêmcho kết quả quản lý hoạt động đánh giá. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Công đoàn, Đoàn TN... trong việc quản lý hoạt động đánh giá của nhà trường cũng như của GV để lấy ý kiến tham khảo thêm về việc thực hiện nội qui, qui chế, giờ dạy,... nhằm đảm bảo công khai trong đánh giá.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sự đồng tâm, nhất trí của lãnh đạo, GV và các tổ chức trong nhà trường. - Khả năng liên kết các lực lượng của lãnh đạo nhà trường để tham gia vào công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS.
- Đầu tư kinh phí thực hiện các chuyên đề đổi mới, học hỏi kinh nghiệm…