Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra tập trung theo khối trong toàn trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra tập trung theo khối trong toàn trường

các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên ở trường THPT

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Giúp nhà quản lý và GV đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, khách quan hơn.

- Giáo viên giảng dạy tập trung theo kế hoạch chung của tổ, nhóm chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học.

- Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên các bộ môn trong một khối lớp. - Khi các bộ môn đã thực hiện được quy trình KTĐG kết quả học tập của HS một cách khoa học thi việc quản lý quy trình KTĐG đó sẽ dễ dàng, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT sẽ đảm bảo chất lượng khi thực hiện kiểm tra tập trung theo khối trong toàn trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn67

- Xây dựng kế hoạch công tác KTĐG kết quả học tập của HS. - Xây dựng quy trình kiểm tra tập trung cho các bộ môn. - Quản lý quy trình KTĐG kết quả học tập của HS.

* Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học giúp cho Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh toàn trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học, làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Mẫu kế hoạch kiểm tra tập trung TRƯỜNG THPT…..

KẾ HOẠCH KIỂM TRA TẬP TRUNG CÁC MÔN… HỌC KÌ ….. - NĂM HỌC ….. Tuần Ngày tháng năm Khối/ Lớp Môn Bài kiểm tra số Thời gian làm bài Mục tiêu Hình thức KTĐG Các cấp độ nhận thức Giới hạn nội dung kiểm tra Kỹ năng cần đạt được

* Quy trình kiểm tra chung bao gồm các bước

Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xác định mục đích đánh giá ở bậc THPT, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết với các bài kiểm tra 45 phút, 90 phút, thi học kỳ, thi khảo sát chất lượng, thi thử đại học với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích đã đề ra.

Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kiểm tra đánh giá phù hợp

Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối họp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp kiểm ưa đánh giá phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp học sinh thể hiện được năng lực của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn68

Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và các chuẩn môn học, các nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho cáclần kiểm tra. Nội dung kiểm tra qua các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộcác chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phù hợp với từng nhóm chuyên môn.

Bước 4: Tổ hợp đề thi từ nguồn trong ngân hàng câu hỏi thi hoặc dùng đề thi đề xuất; soạn thảo hướng dẫn chấm. Sau khi soạn thảo, đề thi và hướng dẫn chấm được tổ chức phản biện, thẩm định, chỉnh sửa (nếu thấy cần thiết).

- Tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn có trách nhiệm ra đề (hoặc chọn đề…) kiểm tra và in sao, bảo quản, phân phối đề thi đảm bảo bảo mật.

- Lãnh đạo nhà trường cùng với tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm ra đề

(hoặc chọn đề) thi học kỳ, thi học sinh giỏi cấp trường,… và in sao, bảo quản, phân phối đề thi đảm bảo bảo mật.

- Đề thi, kiểm tra sau khi sử dụng được lưu giữ trên máy tính hoặc đĩa CD và bản in gốc do người ra đề (hoặc chọn đề) quản lý.

Bước 5: Tổ chức duyệt đề kiểm tra

Sau khi hoàn chỉnh một đề kiểm tra, nhóm trưởng cùng hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng phân tích đề kiểm tra đó, theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo số câu cho các bậc nhận thức, số câu cho các nội dung kiểm tra, các nội dung trong dàn bài, hoàn chỉnh phù hợp cho đối tượng kiểm tra.

- Không được hiểu sai các thang bậc nhận thức, việc hiểu sai sẽ dẫn đến số câu hỏi cho các bậc sẽ sai và hiển nhiên số câu hỏi cho các bậc không còn theo dàn bài nữa, điều này sẽ dẫn đến việc giáo viên sẽ thu được kết quả sai trong KTĐG.

- Trước khi in ấn, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng nhóm chuyên môn cần thực hiện giải đề như học sinh. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai số có thể và độ dài của bài kiểm tra.

Bước 6: Tổ chức in sao đề kiểm tra và đóng gói đề thi và niêm phong. Sau khi đóng gói và niêm phong sẽ được chuyển lên cho hiệu phó chuyên môn quản lý và phụ trách. Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra thẹo lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo lịch kiểm tra chung đối với từng khối lớp. Để công tác kiểm tra đánh giá nghiêm túc tất cả giáo viên đều phải thực hiện nghiêm túc đúng các quy định đối với công tác kiểm tra chung. Danh sách GV coi thi được niên yết công khai…nhưng chưa có vị trí phòng sẽ coi thi.

Khi hoàn tất việc kiểm tra, BGH chỉ đạo đánh phách, dọc phách, phân công GV chấm chéo giữa các lóp và giao đáp án chấm cho giáo viên. Căn cứ vào hướng dẫn chấm giáo viên sẽ tiến hành chấm bài làm của HS.

Bước 8: Sau khi GV chấm bài, nộp bài về Ban chuyên môn để nhập điểm vào máy vi tính trước khi trả bài về cho giáo viên bộ môn. Tổng hợp kết quả của từng bài kiểm tra, dựa trên kết quả đó để khen thưởng những lớp có tỉ lệ cao, hoặc nhắc nhở kịp thời giáo viên và học sinh lớp có tỉ lệ thấp, để họ kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học của mình. Giáo viên bộ môn nhận lại bài kiểm tra, ghi điểm vào sổ điểm cá nhân.

Bước 9: Trả bài, nhận xét và lên điểm

Điểm được nhập vào máy tính, in thống kê kết chất lượng bài kiểm tra hoặc bài thi đó, trình lên hiệu phó chuyên môn.

Căn cứ vào bảng thống kê đó, giáo viên sẽ nhận ra được số các học sinh không đạt cho các nội dung là bao nhiêu.

Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ có kế hoạch phụ đạo cho học sinh, đồng thời theo bảng thống kê đó BGH sẽ có căn cứ để đánh giá và xếp loại giáo viên, đâu cũng là nội dung để các nhóm chuyên môn có kế hoạch điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học.

Trả bài cho học sinh để các em có nhận xét, đánh giá cụ thể, khách quan về bài làm của mình và có ý kiến phản hồi về kết quả đã được chấm.

Công tác này sẽ phản ánh chính xác năng lực nhận thức cho học sinh và năng lực dạy học đối với giáo viên.

Bước 10: Ra quyết định mới

Từ kết quả học tập của học sinh và những kết luận đã được rút ra ở giai đoạn thực hiện, giáo viên sẽ có những quyết định mới để điều chỉnh quá trình dạy học sao cho phù hợp, nhằm giúp học sinh đạt kết quả học tập ở giai đoạn sau được tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn70

* Quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

- Quản lý việc chuẩn bị trước khi tiến hành thi/kiểm tra bao gồm: + Chuẩn bị chi tiết các kế hoạch

+ Chuẩn bị các quyết định hành chính nhất là các quy định đã được sửa đổi. + Tổ chức ôn tập kiến thức cho HS trước khi thi, kiểm tra.

+ Tổ chức cho HS học quy chế thi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. + Tổ chức, quán triệt quy chế và nghiệp vụ coi, chấm thi cho cán bộ, giáo viên. + Chọn đội ngũ giáo viên coi thi, chấm thi.

+ Dự trù kinh phí để chi cho coi thi, chấm thi… Đồng thời huy động tối đa các phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ thi.

- Quản lý công tác coi thi, chấm thi bao gồm:

Bước 1: Bắt thăm phòng thi hoặc theo sự phân công. Bước 2: Tăng cường kiểm tra, giám sát thi.

Bước 3: Triển khai chấm thi.

Bước 4: Thực hiện nhập điểm ngay sau khi chấm.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Thực hiện đúng quy trình KTĐG, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo sát sao.

- Kiểm tra, đánh giá các khâu thực hiện quy trình KTĐG và công tác quản lý. - Khen thưởng và kỷ luật kịp thời khi có kết luận kiểm tra.

- Cung cấp kinh phí, nhân lực và phương tiện để thực hiện đúng quy trình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 77 - 81)