tử ở nƣớc ta
2.1.1. Về quyền tác giả và quyền xuất bản
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ/CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Luật pháp Việt Nam quy định về quyền tác giả hoàn toàn tương thích với luật pháp của quốc gia và phù hợp với công ước Berne.
Từ năm 1957 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội ghi tại Sắc luật 003/SLt và sau đó là Luật Xuất bản ngày 7/7/1993. Những cơ sở pháp lý đã hình thành, tạo điều kiện cho việc điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, việc kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp. Hành lang pháp lý về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam cũng đã liên tục hoàn thiện. Đó là sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự (phần quyền tác giả và quyền liên quan), Bộ luật Hình sự (điều khoản xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan)… Nhìn chung, hệ thống pháp
luật Việt Nam về cơ bản đã đồng bộ, tương thích với điều ước quốc tế và luật pháp các quốc gia.
Mặc dù pháp luật Việt Nam còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhưng đánh giá một cách khách quan, pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam đã tạo được khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Các quy định này cũng được coi là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Và trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với quy định của pháp luật Việt Nam, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam cũng như Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam khẳng định nguyên tắc cho phép áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Điều này thực sự đã tạo được cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung tại Việt Nam.
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả sách văn học điện tử ở nước ta bằng pháp luật hiện nay được thể hiện rõ trong luật Xuất bản năm 2004 có 46 điều nhưng chỉ có duy nhất 1 điều đề cập về xuất bản sách điện tử. Cụ thể là tại Điều 25 của Luật Xuất bản năm 2004 đã quy định: “Việc xuất bản trên mạng thông tin máy tính phải do nhà xuất bản thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này. Những xuất bản phẩm lưu hành hợp pháp được đưa lên mạng thông tin máy tính. Việc đưa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Nhưng đến Luật Xuất bản năm 2012 (sửa đổi,bổ sung) đã dành 1 chương gồm 11 điều để quy định điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử, cách thức thực hiện xuất bản và phát hành; kỹ thuật và công nghệ; nộp lưu chiểu; quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử; nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử và xử lý vi phạm… Sự ra đời
của Luật Xuất bản năm 2012 cho thấy vấn đề hoạt động và thị trường sách điện tử đang được quan tâm đặc biệt dưới góc độ quản lý nhà nước. Điều đó thấy rõ tác dụng của Luật Xuất bản 2012 như một chiếc vòng kim cô cho thị trường xuất bản điện tử đang phát triển phức tạp như hiện nay.
Luật Xuất bản sửa đổi, bổ sung 2012 đã tạo nên hành lang pháp lý trong vấn đề quyền tác giả sách văn học điện tử đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động quyền tác giả trong lĩnh vực này.
Xuất bản điện tử được định hình, được định nghĩa tại Điều 4 của Luật Xuất bản 2012. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm được quy định rõ tại Điều 50 của Luật này. Cụ thể là phải đảm bảo nội dung của xuất bản phẩm điện tử được phát hành đúng với nội dung của xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu; thực hiện các biện pháp ngăn chặn vào việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm, loại bỏ các xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Sách điện tử là loại sách mới trên thị trường, hoạt động liên kết xuất bản sách này cũng có nhiều vấn đề đáng phải đề cập tới vì có quá nhiều sai phạm. Luật Xuất bản 2012 cũng đã đưa ra những quy định tại các điều 23, 45, 46, 47, 49 để tạo hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này.
Cụ thể được thể hiện tại Điều 45, Chương V của Luật xuất bản 2012 quy định: “có năng lực về thiết bị công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình xuất bản điện tử; có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm; có tên miền internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện xuất bản điện tử trên Internet; có đăng ký hoạt
động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản”. Điều này đã có câu trả lời cơ bản về các điều kiện để có thể xuất bản điện tử cho các nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn phát hành xuất bản phẩm điện tử cũng phải có những điều kiện đó mới được chấp thuận. Tại Điều 46 của Luật này quy định về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm đã cung cấp những chế định cơ bản mang tính nguyên tắc là khung pháp lý quan trọng, có tính định hướng, làm căn cứ cho công tác quản lý, điều hành đối với hoạt động này. Cụ thể là nếu là tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên dưới dạng điện tử thì vẫn phải thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan quản lý nhà nước, còn những tác phẩm được in, phát hành hợp pháp thì được quyền phát hành trên điện tử. Tuy nhiên cả hai trường hợp trên đều chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ quyền sở hữu.
Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật Xuất bản sửa đổi bổ sung năm 2012 vẫn chưa phát huy được hiệu quả, còn tồn tại một số khuyết điểm, chưa theo kịp tốc độp phát triển của loại hình xuất bản điện tử trên Internet.
Chẳng hạn ở Khoản 2, Điều 48 trong Luật Xuất bản 2012 quy định Tổ chức, cá nhân thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử phải ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định khác, phải có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật [40]. Điều này rất khó kiểm soát đối với cá nhân khi họ có sẵn tên miền quốc tế, họ không đăng ký hoạt động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước, chính họ sao chép vi phạm bản quyền tác giả, thực trạng này rất phổ biến trên các trang mạng, gây nhiều tác hại và bức xúc trong xã hội. Cho nên việc nghiên cứu bổ sung thêm quy định và chế tài đủ mạnh đối với trường hợp này là rất cần thiết.
Tại Khoản 1 Điều 48 Luật Xuất bản 2012 khẳng định việc xuất bản điện tử phải do nhà xuất bản thực hiện mà đối tượng được thành lập nhà xuất bản được quy định tại Điều 11 là các cơ quan, tổ chức của Nhà nước hay các
doanh nghiệp mà Nhà nước là chủ sở hữu. Theo cách hiểu đó, cá nhân hay tổ chức khác như doanh nghiệp tư nhân sẽ không được tham gia vào việc xuất bản điện tử mà chỉ được tham gia vào việc phát hành xuất bản phẩm điện tử như quy định. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đang tồn tại rất phổ biến một loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp về công nghệ số cho các ấn phẩm điện tử. Sách điện tử không đơn thuần là một xu thế mà nó sẽ là một tương lai, là triển vọng của ngành xuất bản. Đồng thời nó cũng là một giải pháp góp phần bảo vệ môi trường trong bối cảnh giấy in hiện nay cũng đang rất khan hiếm. Vậy, nếu chỉ quy định như trong Luật Xuất bản sửa đổi hiện nay, chỉ nhà xuất bản truyền thống mới có chức năng xuất bản phẩm điện tử thì những nhà xuất bản truyền thống với trách nhiệm mới về xuất bản điện tử sẽ chưa thể ngay lập tức dễ dàng phát triển với một trách nhiệm mới là xuất bản điện tử. Do đó việc cân nhắc bổ sung thêm quy định về quyền được xuất bản điện tử đối với các doanh nghiệp tư nhân một cách đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ góp phần tích cực cho sự phát triển của ngành xuất bản hiện nay đang hoạt động chưa được thực sự có hiệu quả.
Quyền sáng tạo của công dân đã được quy định rõ tại Điều 40, Chương II, trong Hiến Pháp 2013: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. Và tại khoản 2, 3 của Điều 62, Chương III, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu từ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”. Điều này có nghĩa là công dân có quyền thực hiện các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ và nhà nước bảo hộ quyền của công dân đối với tài sản trí tuệ đó.
Ở góc độ kinh tế – xã hội, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra đời đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về một khung pháp lý phù hợp để phát triển kinh tế quốc gia theo nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, vào thời điểm Việt Nam đang thương lượng để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Việc ban hành luật riêng điều chỉnh các quan hệ tài sản trí tuệ cho thấy Nhà nước thừa nhận tài sản đặc biệt này, thừa nhận quyền tư hữu của công dân, cá nhân và tổ chức đối với loại tài sản vô hình, sản phẩm của hoạt động sáng tạo tinh thần và đặc biệt hơn nữa là bảo hộ các quyền đó bằng một luật riêng khẳng định tầm quan trọng và tính chất riêng biệt của tài sản trí tuệ. Có thể khẳng định Nhà nước thừa nhận quyền tự do hoạt động sáng tạo đồng thời khuyến khích tiến hành các hoạt động sáng tạo, tạo ra tài sản trí tuệ. Và như vậy, tại Điều 8, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định rõ: “Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. [29]
Chính sách, chủ trương phát triển, khuyến khích thể hiện bằng việc xây dựng các quy định công nhận tài sản trí tuệ.Cụ thể, khoản 3 Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về: “Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ” nhằm đảm bảo việc “Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng” khoản 4 Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Để thực thi các chính sách này cần phải “Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ”, theo như quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Đặc biệt công dân và tổ chức xuất bản có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ, được đề cập đến tại Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 tại khoản 1, 2 của Điều 198: “Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. [29]
Điều 21, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP bổ sung các biện pháp công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 để tác giả tự bảo vệ quyền. Bao gồm: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 20, khoản 1, điểm đ, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác giả có quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác [29]. Các hành vi chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet, hay sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả không trả tiền nhuận
bút thù lao hay các quyền lợi vật chất khác hoặc nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả đều sẽ bị xử lý. Các tổ chức cá nhân phải chấm dứt việc sử dụng, dỡ bỏ các tác phẩm văn học, nghệ thuật không được sự đồng ý của các chủ sở hữu hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định tại Điều 26, 33 Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu có nhu cầu sử dụng thì liên hệ trực tiếp với các chủ thể quyền, trong đó có các tổ chức như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt