Thực trạng thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả sách văn học

Một phần của tài liệu Quyền tác giả sách văn học điện tử ở việt nam trong điều kiện phát triển của internet hiện nay (Trang 66 - 78)

học điện tử ở nƣớc ta

Việc thực thi quyền tác giả trong hoạt động xuất bản trước kia thường là quan tâm đến việc thanh toán tiền nhuận bút cho tác giả. Các nhà xuất bản thường không chú trọng đến các khía cạnh pháp lý khác. Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều thách thức mới được đặt ra, ngành xuất bản và nhận thức về bản quyền tác giả đã thay đổi nhiều. Ngành xuất bản thực hiện những nhiệm vụ chính trị của

mình để chấn chỉnh lại những hành vi xâm phạm bản quyền tác giả nói chung và bản quyền tác giả sách văn học điện tử nói riêng trước những thách thức của thời kì hội nhập mới.

2.2.1. Hoạt động tự bảo vệ quyền

Khoản 1, Điều 43, Nghị định 100/2006/NĐ-Cp nêu rõ: “Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu, mã hiệu, ký hiệu thể hiện thông tin đó. Các chủ thể quyền còn có thể áp dụng mọi biện pháp công nghệ khác để bảo vệ thông tin quản lý quyền”.

Tự bảo vệ xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể quyền tác giả nhằm bảo vệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Biện pháp này được thể hiện trước hết ở hành vi tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền tác giả của mình thông qua việc xác lập quyền cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi xâm phạm đối với sách văn học điện tử mà luật cho phép, bao gồm cả các biện pháp công nghệ. Và theo quy định tại Điều 198, khoản 1, điểm a, Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ thể quyền tác giả có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi một tác phẩm xuất hiện trên môi trường mạng thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đều có quyền đưa thông tin về bản thân họ cũng như những thông tin về tác phẩm đến với độc giả và đồng thời họ cũng có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ trong trường hợp này để bảo vệ thông tin đó. Các biện pháp này có thể là việc cài đặt mật khẩu cho những thông tin của mình, hay định dạng chữ

tránh trường hợp sao chép, sửa đổi nội dung thông tin đó… Ngoài ra khi phát hiện hành vi xâm phạm mặc dù tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã áp dụng biện pháp công nghệ thì họ vẫn có thể tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó tác giả đã nhận thức được quyền và nghĩa vụ, tầm quan trọng của việc tự bảo vệ quyền đối với tác phẩm văn học của mình bằng việc tích cực xây dựng thông tin quản lý quyền, đăng kí quyền tác giả, kí hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ liên quan đến việc công bố, truyền đạt tác phẩm. Những tác giả, chủ sở hữu có nhu cầu đăng kí quyền tác giả đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện bằng cách làm các thủ tục nhanh chóng, dễ dàng, chính xác.

Điều 49, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung cũng như đối với sách văn học điện tử trên Internet nói riêng là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ quyền sở hữu quyền tác giả. Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Và tổ chức cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Các tác giả đã nhận thức được quyền và nghĩa vụ, tầm quan trọng của việc tự bảo vệ quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật của mình bằng cách tích cực xây dựng thông tin quản lý quyền, đăng kí quyền tác giả.

Theo số liệu của Cục Bản quyền tác giả, năm 2005 có tổng số 2.062 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tăng 26,97% so với cùng kỳ năm 2004 với 385 tác phẩm viết, tăng 18,67% so với cùng kỳ. Năm 2006 tổng số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 3.147; tăng 55,5% so với cùng kỳ năm

2005, trong đó tác phẩm viết là 743. Năm 2007: tổng số 3.231 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008: tổng số là 4.922 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tác phẩm viết là 1.506, tăng 30,6% so với cùng kỳ Năm 2009: tổng số 4.542 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tác phẩm viết là 1254 tác phẩm, tăng 27,5% so với cùng kỳ. Năm 2010: tổng số 3.755 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giảm 20,73% so với cùng kỳ năm trước . Năm 2011: tổng số là 3.966 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, tăng gần 6% so với năm 2010 với 1.106 tác phẩm viết. Năm 2012: Tổng số là 3.927 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giảm so với năm 2011.Năm 2013: Tổng số là 2,456 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, giảm so với năm 2012. Năm 2014: Tổng số là 4800 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, tăng so với năm 2013.Năm 2015: Tổng số là cấp 5.510 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (tăng khoảng 21,96% so với năm 2014). Việc thụ lý hồ sơ, cấp ciấy chứng nhận đăng ký được đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý, nhanh chóng thuận tiện cho tác giả đến đăng ký.

Tình hình đăng ký quyền tác giả tăng liên tục như trên thể hiện nhận thức của các chủ thể quyền nói chung và tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật nói riêng đã có bước chuyển biến mới, tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

Mặc dù đã đăng ký bản quyền với Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam nhưng vẫn không khai thác được bản quyền đó và hành vi xâm phạm bản quyền vẫn cứ diễn ra trên Internet. Theo số liệu thống kê năm 2008, trung tâm có khoảng 3600 tác giả đăng kí, trong số đó Câu lạc bộ Thơ Việt Nam có đến gần 3000 tác giả những không khai thác được quyền nào trong nhiều năm qua. Còn gần 1000 nhà văn thì chỉ có khoảng 200 tác giả khai thác được bản quyền. Trong số đó, có 700 tác giả uy quyền toàn bộ cho trung tâm, còn lại là ủy quyền 1 phần. Từ số liệu trên cho thấy mặc dù đã đăng ký bản quyền tác giả với trung tâm cũng như nhận tiền nhuận bút thông qua trung tâm từ các trang web khi đăng tải sách văn học điện tử của mình lên Internet nhưng tác giả vẫn không khai thác được bản quyền đó khi tác phẩm của họ xuất hiện trên Internet. Và dĩ nhiên, việc không khai thác được bản quyền đó minh chứng cho hành vi xâm phạm đang diễn ra mà không thể kiểm soát được. Còn riêng đối với các sách văn học điện tử mà không đăng kí bản quyền với trung tâm thì hành vi vi phạm còn diễn ra nhiều hơn, bởi thông qua sự kiểm soát của trung tâm thì hành vi vi phạm còn diễn ra huống chi là chỉ riêng sự kiểm soát của bản thân tác giả.

Khi phát hiện ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả sách văn học điện tử, các tác giả, chủ quyền sở hữu đã tích cực dùng các biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền, như gửi đơn thư tố cáo, hoặc đề nghị các cơ quan quản lý vào cuộc để bảo vệ quyền hay khởi kiện ra tòa án.

Nhìn chung, các quy định pháp luật về quyền tác giả sách văn học điện tử trên Internet đã đi vào cuộc sống, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật.

2.2.2. Về quyền và nghĩa vụ bạn đọc

Thực tế cho thấy chỉ cần kết nối Internet người dùng có thể tiếp cận được ngay nhưng tác phẩm văn học, sách văn học điện tử mà mình quan tâm, cũng như sao chép chúng và chia sẻ cho bạn bè. Rất nhiều độc giả có thói quen đọc sách không mất tiền. Họ truy cập vào các trang web đăng tải các tác phẩm rồi vô tư đọc và tải về phương tiện cá nhân của mình mà không quan tâm đến quyền tác giả. Các trang web trực tuyến thì thu hút khách hàng bằng cách có hẳn một đội ngũ tình nguyện viên chuyển tải các tác phẩm văn học hút khách lên mạng. Hành vi xâm phạm trong trường hợp này sẽ không dễ dàng phát hiện ra và xử lý bởi vì việc tiếp cận đó không hề đòi hỏi người sử dụng phải lưu bất kì thông tin cá nhân gì trên Internet. Chỉ cần một vài thao tác click chuột trên màn hình, hoặc lướt qua các trang web, diễn đàn như

www.e-thuvien.com. www.vnthuquan.net, www.vietlion.com/ebk/,... người

dùng có thể tìm được ngay những cuốn tiểu thuyết “cuốn theo chiều gió’, hoặc những cuốn truyện ngắn trên thị trường mạng của các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Võ Thị Hảo…. Với tác phẩm văn học ăn khách như có thể thấy luôn trọn bộ như Harry Potter… Thậm chí nhiều cuốn sách bị tịch thu, đình bản cũng được xuất hiện tràn lan trên mạng dưới dạng ebook khi người dùng truy cập vào.

Người sử dụng Internet, độc giả không hề biết hành vi của mình là xâm phạm quyền tác giả, họ chưa nắm rõ những quy định của pháp luật về bản quyền. Có trường hợp những tác phẩm văn học của tác giả được đưa lên mạng nhưng không ghi rõ tác giả, hay chỉ để những kí danh khó hiểu, còn người sử dụng Internet cho rằng mình sao chép, cắt xén các tác phẩm đó mà không ai có thể biết đến. Hoặc trường hợp thứ hai, người dùng Internet biết hành vi vi phạm bản quyền tác giả nhưng cho rằng đó là hành vi đáng hoan nghênh, khích lệ. Điều này được chứng minh ở mảng dịch sách văn học mạng. Nhiều

độc giả đã cắt xén, sao chép các tác phẩm văn học rồi đưa lên mạng với mục đích câu like, câu view của người khác. Hiện tượng này thấy rõ ở các trang mạng Facebook, diễn đàn văn học…

Bên cạnh đó, số lượng tác phẩm văn học đã được các nhà xuất bản, các công ty kinh doanh xuất bản phẩm, các nhà sách online, thư viện online… mua bản quyền, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý với tác giả, chủ sở hữu ngày càng tăng. Chẳng hạn với nhà xuất bản Kim Đồng, mỗi năm nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tới gần 2000 đầu sách. Trong đó mảng sách văn học vốn được coi là xương sống trong kế hoạch xuất bản hàng năm của nhà xuất bản Kim Đồng. Năm 2004 ngay sau khi công ước Berne bảo hộ về quyền tác giả văn học, nghệ thuật có hiệu lực tại Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng đã đảm bảo 100% sách của nhà xuất bản hiện đầy đủ nghĩa vụ bản quyền. Sự ra đời của phòng Bản quyền đã đánh dấu một bước đi mới trong việc mở rộng đề tài, giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới. Trong kế hoạch xuất bản hàng năm, phòng bản quyền đã cung cấp tới 40% đầu sách trong kế hoạch xuất bản. Hiện nhà xuất bản Kim Đồng có quan hệ mật thiết với hơn 70 nhà xuất bản của nước ngoài và nhiều tổ chức như Trung tâm văn hoá Châu Á – Thái Bình Dương, quỹ Tokyo, Hội nhà văn Đan Mạch. Sách Kim Đồng cũng bắt đầu có mặt tại Thái Lan (10 cuốn tranh màu dân gian), Pháp, Mỹ (bộ tranh màu dân gian), Đức, Nhật (Dế mèn phiêu lưu kí).

Số liệu từ Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho thấy, lũy kế từ ngày thành lập năm 1957 đến quý II năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Hội Nhà văn ước đạt 20.000 đầu sách. Mỗi năm nhà xuất bản này xuất bản từ 700-900 đầu sách văn học. Nhưng 90% trong số đó là sách liên kết với các đơn vị làm sách tư nhân. Các đơn vị này mua bản quyền tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước, rồi nhà xuất bản cấp phép nếu đủ điều kiện. Còn theo số liệu của Nhà xuất bản Văn học, hàng năm

nhà xuất bản công bố khoảng từ 450-500 đầu sách. Hợp tác với Nhà xuất bản Văn học là các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước và quốc tế, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hội Nhà văn Việt Nam, hội văn học, nghệ thuật trung ương và địa phương, các câu lạc bộ thơ, văn… Ngoài ra nhà xuất bản còn có rất nhiều cộng tác viên quốc tế đương đại, và các nhà xuất bản nước ngoài, họ thường xuyên liên hệ với nhà xuất bản Văn học để mua bán tác quyền, theo dõi các bản dịch ra tiếng Việt và giao lưu văn hóa… Nhà xuất bản Văn học cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều xuất bản phẩm bị in lậu trên giấy lẫn trên mạng Internet. Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Vinapo tiên phong ký hợp đồng với các tác giả để số hóa các tác phẩm văn học, sau khi ra mắt nhà sách trên mạng Alezaa.com ngày 23/4/2011 đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường sách trên Internet. Alezaa là hệ thống phân phối sách điện tử bản quyền. Người đọc có thể có thể mua sách điện tử rồi đọc trên nhiều thiết bị điện tử như máy tính, iPad, iPhone, iPod Touch... Sách điện tử trên Alezaa không chỉ có dạng chữ và hình ảnh, mà còn có được tích hợp khả năng trình diễn hình ảnh chất lượng cao, video và audio. Trên Alezaa có rất nhiều đầu sách miễn phí, các sách có phí giá rẻ hơn nhiều so với sách giấy, thông thường giá chỉ bằng 30% so với sách giấy, thậm chí nhiều đầu sách giá chỉ bằng 10%. Đặc biệt, tất cả sách chào bán trên Alezaa đều có bản quyền tiếng Việt, được cung cấp các đơn vị phát hành, nhà xuất bản và tác giả.

Ngoài ra, từ tháng 4/2011, Công ty Sách Chibooks cũng đã tung ra thị trường sản phẩm sách điện tử với hàng chục đầu sách văn học của đơn vị, được phân phối độc quyền trên trang Alezaa.com, bán với mức giá giảm 30% - 60% so với sách in. Tiếp đó, hồi tháng 1/2012, Appstore.vn đã thoả thuận với Nhà xuất bản Thời Đại mua hơn 1.000 đầu sách do nhà xuất bản này nắm giữ, cùng với sách của AlphaBooks, VNN Plus. Appstore.vn đã trở thành một nhà phân phối ebook bản quyền lớn nhất tại Việt Nam.

“Một dịch vụ đọc sách điện tử tốt không chỉ có nhiều sách hay mà còn phải có giao diện đẹp, trải nghiệm người dùng tốt”. Đó là phương châm phát triển của ông Trần Xuân Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần trực tuyến Vinapo. Alezaa là một dịch vụ đọc sách điện tử có nhiều khác biệt so với những dịch vụ khác trên thị trường Việt Nam, coi trọng không chỉ nội dung, số lượng các đầu sách mà còn tập trung vào trải nghiệm người dùng. Hầu hết các ứng dụng đọc sách điện tử hiện giờ chỉ là một dạng sách giấy được số hóa đơn giản và lưu trữ trên máy chủ của nhà phát hành. Khả năng tùy biến về hình thức các trang sách khá hạn chế. Ví dụ, độc giả chỉ có thể lựa chọn một vài kiểu chữ đã được cho sẵn, điều chỉnh kích cỡ, căn lề và đổi màu nền của

Một phần của tài liệu Quyền tác giả sách văn học điện tử ở việt nam trong điều kiện phát triển của internet hiện nay (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)