1.2.1. Về Internet
Có nhiều cách hiểu khác nhau về Internet, như Internet là một hệ thống mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Còn theo từ điển Bách khoa toàn thư, Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Hay trong công nghệ thông tin thì Internet là sự kết hợp của từ Inter + net. Trong đó Inter nghĩa là International (quốc tế) và net là mạng nhện. Từ đó ta có thể hiểu Internet là mạng quốc tế, mạng của các mạng và bao gồm nhiều mạng kết nối với nhau.
Ở Việt Nam, theo Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 219/2005 QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Internet được định nghĩa là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, vi phạm ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các
phương tiện thông tin thông thường khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận thực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đưa ra khái niệm: Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
Ta có thể hiểu về lịch sử hình thành, phát triển Internet và xu thế xuất bản sách điện tử như sau:
Tiền thân của Internet ngày nay là mạng ARPANET. Theo đó ta có thể hiểu ARPANET là mạng kiểu WAN, nguyên thủy do DoD- Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khởi xướng đầu thập niên 1960 nhằm tạo ra một mạng tồn tại với chiến tranh hạt nhân lúc đó có thể xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô.
Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1974, lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần, phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho viện nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính với nhau gọi là NSFNET.
Thời kì bùng nổ lần thứ nhất của Internet vào năm 1986, khi NSFNET chính thức được thiết lập, kết nối năm trung tâm máy tính. Đây cũng là năm có sự bùng nổ kết nối đặc biệt là ở các trường đại học. Như vậy là NSF và ARPANET song song cùng tồn tại theo cùng một giao thức có kết nối với nhau. Sau gần 20 năm hoạt động ARPANET không còn hiệu quả và đã ngừng
hoạt động vào khoảng năm 1990 nhưng mạng do NFS và ARPNET tạo ra để sử dụng và mục đích dân dụng. Đó chính là tiền thân của mạng Internet ngày nay và một số hãng lớn đã bắt đầu tổ chức, kinh doanh trên mạng.
Thời kì bùng nổ thứ hai là vào năm 1991, sự ra đời của World wide Web (WWW) là một cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập trao đổi thông tin một cách dễ dàng. Tháng 8 năm 1999 sáu công ty gồm Intersil, 3 Com, Nokia, Aironet, Buybol và Lucent liên kết tạo thành liên minh tương thích Ethernet không dây VECA. Thuật ngữ Wifi ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất thế giới trong mọi lĩnh vực.
Tại Việt Nam, chính thức kết nối Internet toàn cầu vào 19/11/1997, sau
gần 19 năm phát triển, theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ (PC, laptop, điện thoại…).
Với con số này, Việt Nam đang được xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng, sau Trung Quốc (674 triệu), Ấn Độ (354 triệu), Nhật Bản (114,9 triệu), Indonesia (73 triệu), Philippines (47,1 triệu) và đứng thứ 17/20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới.
Việt Nam xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng Internet
(Biểu đồ 1.1)
Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết, Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia.
Năm 2015, số lượng cơ quan báo chí in tăng 12 cơ quan, chủ yếu là các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của các trường đại học. Nhiều cơ quan báo chí đã ra báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu thông tin nhanh của công chúng. Trong 5 năm (2011-2015), số lượng cơ quan báo chí tăng 71 cơ quan (05 báo, 66 tạp chí).
Về báo chí điện tử: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. 5 năm qua, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.
Cùng với sự xuất hiện của báo điện tử, ở Việt Nam trong vài năm gần đây đã xuất hiện thêm nhiều loại hình truyền thông như mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp, blog cá nhân... Hiện tại, đã có hơn 40 nhà mạng được cấp phép và đang hoạt động tại Việt Nam. Google, Facebook, YouTube đang hoạt động rất mạnh.
Đầu năm 2009, FaceBook thâm nhập vào thị trường Việt Nam, sau một năm, đã thu hút khoảng 2 triệu thành viên. Hiện tại Việt Nam có 35 triệu người dùng Facebook hoạt động hàng tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt Nam (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (82 triệu người) và Thái Lan (37 triệu người).
Khái niệm Internet of Things được thực sự đưa ra vào năm 1999, khi người ta bắt đầu nhìn nhận được tiềm năng của xu hướng này, lúc mà các rào cản giới hạn Internet, khoa học côn nghệ dần được khai phá. Theo Wikimedia: Internet of Things (IoT) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh riêng của mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người và người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet.
Theo khái niệm ta có thể hiểu Internet of Things là mọi vật đều có thể kết nối với nhau qua Internet, người dùng có thể kiểm soát đồ vật của mình qua một thiết bị thông minh như laptop, table PC hay smatphone. Internet of Things ra đời đang dần cụ thể hóa các bộ phim khoa học viễn tưởng thành hiện thực trong đời sống. Mặc dù khái niệm Internet of Things được đưa ra từ lâu. Nhưng trong những năm gần đây nó mới được nhiều doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để ý và phát triển mạnh mẽ. Trong các năm gần đây tại các triển lãm công nghệ, triển lãm di động toàn cầu… các hãng sản xuất lớn thay nhau đưa ra các thiết bị thông minh: tivi thông minh, tủ lạnh thông minh và ý tưởng về nhà thông minh… Và khi gây được chú ý của cộng đồng, Internet of Things đã cho thấy tiềm năng của mình bằng những con số đáng kinh ngạc. Internet of Things đến năm 2020: 4 tỷ người kết nối với nhau, 4 ngàn tỷ USD doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng, hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh, 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu. Trong thời gian tới sự cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực này khi các hãng công nghệ không hề có ý định xâm nhập thị trường này. Tại Việt Nam nhiều thiết bị thông minh cũng đã được giới thiệu đưa kỷ nguyên về Internet of Things đến sớm với người tiêu dùng.
Rõ ràng, Internet of Things có thể thay đổi hoàn toàn cách sống của con người trong tương lai không xa. Khi mọi vật đã được "Internet hóa" người dùng có thể điều khiển chúng từ bất kỳ nơi nào, không bị giới hạn về mặt không gian và thời gian chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối Internet. Internet of Things đang là chìa khóa của thành công trong tương lai.
1.2.2. Về vai trò của Internet đối với hoạt động xuất bản
Cũng giống như hoạt động xuất bản truyền thống, xuất bản điện tử cũng gồm các quy trình, công đoạn để truyền tải nội dung tri thức thông qua các thiết bị công nghệ đến với bạn đọc. Tuy nhiên nếu xuất bản truyền thống sử
dụng máy in, giấy, mực… thì xuất bản điện tử lại sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông vào các công đoạn tạo ra các xuất bản phẩm điện tử khác. Chính vì vậy, công nghệ thông tin và Internet có vai trò nòng cốt để tạo nên một cuốn sách điện tử.
Vai trò thứ nhất: Phương tiện sáng tạo ra loại hình xuất bản phẩm mới
Công nghệ thông tin phát triển, xuất bản sách văn học điện tử thông qua các ứng dụng của công nghệ thông tin cũng được hình thành trong hoạt động xuất bản. Đây là một hình thức mới và có tiềm năng phát triển rất lớn. Đó là xuất bản điện tử, kết quả của xuất bản điện tử đó là các xuất bản phẩm điện tử.
Nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin đã có sự thay đổi lớn về loại hình sách, nội dung khái niệm về sách được mở rộng thêm. Trước đây, sách chỉ được in trên giấy, nhưng từ khi công nghệ phát triển, sách được thể hiện dưới các hình thức khác, rất đa dạng và phong phú như các thiết bị đọc điện tử (ebook), CD-ROM, sách trên mạng…, đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Sách in truyền thống cho người ta có cảm giác sở hữu được chúng bởi chúng là vật chất hữu hình, có hình dạng nhất định, có khối lượng, trọng lượng riêng. Sách điện tử là loại sách mới ra đời khi áp dụng nhưng công nghệ kĩ thuật hiện đại và tiên tiến, nó là một file dữ liệu được số hóa, phải đóng gói trong một tệp, một file, không kể nó bao gồm bao nhiêu file/tệp nguồn. Chính vì vậy, sách điện tử là sản phẩm vô hình, hay nó được gọi với danh từ khác là sách ảo. Sách điện tử có thể được thể hiện thông qua một loạt các tệp tin. Tại thời điểm nay, PDF, và ePub là dạng file sách điện tử phổ biến. Sách điện tử chứa đựng thông tin dưới nhiều hình thức đa dạng. Đây là điểm vượt trội mà sách in không thể có được. Con người không chỉ dừng lại ở những dòng thông tin khô khan, họ mong mỏi hơn thế, họ có thể vừa đọc, vừa nghe, vừa cảm nhận hình ảnh một cách trực quan sinh động. Sách in chỉ là sự
tiếp nhận thông tin một cách thụ động, một chiều, nhưng với sách điện tử, người đọc có thể tương tác mà không cần tới một công cụ nào, chỉ cần chạm tay nhẹ lên màn hình cảm ứng, nhờ đó mà sách điện tử tăng thêm tính hấp dân, lôi cuốn tới người đọc.
Sách in không đòi hòi nhiều sự hỗ trợ từ máy móc hay thiết bị khác, nó sử dụng dễ hơn nhiều với sách điện tử. Vì sách điện tử là sản phẩm của công nghệ nên cần sự hỗ trợ từ các thiết bị điện tử khác. Nó chỉ là một file dữ liệu nên nó cần vật chứa. Đó chính là các thiết bị để đọc sách điện tử, có thể là máy tính cá nhân, máy tính nối mạng, các thiết bị cầm tay có kết nối hoặc không kết nối Internet, hoặc các thiết bị chuyên dùng để đọc sách điện tử của riêng nhà sản xuất. Chính vì thể, có cách gọi thông thường là sách điện Sony, sách điện tử Kindle của Amazon… chỉ để gọi loại thiết bị đọc sách mà không phải là sách điện tử dù người ta gọi nó là sách điện tử. Tương tự như vậy, các đĩa CD-Rom có thể chứa nhiều cuốn sách điện tử. CD-Rom là loại sách điện tử đặc biệt, được thiết kế bằng phần mềm chuyên biệt, giúp người dùng có thể tra cứu dễ dàng, nhanh chóng, chính xác.
Việc tiếp cận sách điện tử bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu trên thế giới có Internet là một thế mạnh mới của sách điện tử trong thời đại phát triển công nghệ thông tin này. Loại hình sản phẩm mới nổi bật nhất đó chính là ebook, loại sách điện tử vô cùng tiện lợi. Có thể tìm lại ngay trang sách và dòng chữ đang đọc dở dang mà không cần phải đánh dấu như sách chữ. Có thể chép đoạn văn trong sách ra nếu chủ sở hữu cho phép. Phóng to, thu nhỏ chữ, hình trong sách, sách có cả âm thanh hình ảnh, phim…
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet ra đời như một thành tựu công nghệ thông tin góp phần làm thay đổi thế giới, hệ thống thông tin toàn cầu có thể truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau.
Đặc biệt, xuất bản điện tử ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất khi xuất hiện Internet, với mạng Internet, xuất bản với nghĩa truyền ra, in ra các thông tin hợp pháp tới công chúng mới trở nên hữu hiệu. Ví dụ như bản sách điện tử đầu tiên ra đời vào năm 1971, cũng là năm Internet chính thức hình thành, trở thành mạng toàn cầu, nó cho phép 100 người có thể truy cập cùng một lúc. Tình huống này hoàn toàn khác với việc sản xuất và công bố các sản phẩm điện tử chỉ trong một cộng đồng nhất định với số lượng người nhận ít ỏi hoặc chỉ nhận được thông tin tại các địa bàn nhất định.
Vai trò thứ hai: Công cụ làm thay đổi quy trình làm bản thảo, xuất bản phẩm trong đó có sách
Trước đây, khi Internet chưa ra đời, giấy bút, mực chính là công cụ sáng tác chủ yếu của các tác giả. Tác giả sáng tác trên giấy, tác phẩm được viết lại bằng bút, sau đó được chỉnh sửa trên giấy. Khi tác phẩm hoàn thiện, tác giả mang tác phẩm được viết trên giấy đến các nhà xuất bản. Công việc sáng tác, sửa chữa bản thảo trên giấy mất nhiều thời gian, vì trên bản giấy, không thể sửa chữa tẩy xóa trực tiếp.
Hiện nay, Internet phát triển, máy vi tính chính là công cụ hiện đại để thực viện việc đó. Ưu điểm vượt trội khi sử dụng máy tính để sáng tạo bản