Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đưa ra mục tiêu “làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả. Điều đó tiếp tục được khẳng định lại tại báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam về các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng là “thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ…”. Để thực hiện được mục tiêu phương hướng đó, phải “Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ có tác dụng giáo dục, xây dựng con người. Chăm sóc đời sống văn nghệ sĩ, đãi ngộ thỏa đáng đối với những văn nghệ sĩ có tài năng”. [13, tr.32].
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã nêu rõ: “Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc”. Chỉ thị này của Đảng chính là định hướng chiến lược của ngành xuất bản nước ta.
“Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” có xác định phương hướng mục tiêu chiến lược bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là: “Nâng
cao nhận thức, tri thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về quyền tác giả trên các phương tiện xuất bản, báo chí, Internet. Củng cố và tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ trung ương đến địa phương. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, đảm bảo việc bảo hộ đầy đủ, có hiệu quả phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Từng bước hình thành hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả. Phấn đấu xác lập trật tự theo quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trên một số lĩnh vực có sự vi phạm nghiêm trọng”.
Đó là mục tiêu, phương hướng đảm bảo cho việc thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả sách văn học điện tử nói riêng.
Theo thống kê, trong năm 2014, doanh số sách điện tử chiếm khoảng 12,3% doanh số thị trường sách thế giới. Tại Mỹ, có 95% số thư viện cung cấp ebook cho bạn đọc; dự báo năm 2017, doanh số ebook sẽ vượt doanh số sách in. Doanh thu từ ebook ở Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu từ ebook ở Mỹ tăng từ 64 triệu USD năm 2008 lên tới 3 tỷ USD năm 2014.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet tại nước ta không chỉ đem lại những hiệu quả tích cực đối với tiến bộ chung của xã hội mà cũng đặt ra nhiều thách thức lớn trên nhiều phương diện, trong đó có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với khả năng bảo vệ, thức đẩy các quyền nói chung và quyền tác giả nói riêng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015.
Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (gọi tắt là tổ chức đại diện tập thể); hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện tập thể, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, sẽ từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Đến năm 2015, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với các tổ chức đại diện tập thể; ban hành các quy định cụ thể như: quy định về biểu giá, phương thức thanh toán tiền bản quyền; quy định về hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan... để làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của hệ thống tổ chức đại diện tập thể, trong đó, các tổ chức đại diện tập thể xây dựng và hoàn thiện trang web, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu để quản lý tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế...
Theo đề án, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan, được xem là một khâu quan trọng hàng đầu hiện nay, là giải pháp có tính đột phá tạo hành lang pháp lý để quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức và tri thức về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan trong cộng đồng nói chung, trong tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh cáchành vi xâm hại quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu thực tiễn thực thi pháp luật tại quốc gia và cam kết tại các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan…
3.2. Về phƣơng hƣớng
3.2.1. Tăng tỷ trọng xuất bản sách điện tử trong đó có sách văn học điện tử đồng thời với việc bảo vệ quyền xuất bản hợp pháp
Xuất bản điện tử đã làm thay đổi thế giới bằng việc mang lại cho bất cứ một người nào đều có thể xuất bản những tác phẩm văn học, nghệ thuật, những câu chuyện, những cuốn sách của họ mà chi phí để xuất bản ra những xuất bản phẩm này không cao như đối với xuất bản phẩm thông thường hay còn gọi là xuất bản phẩm truyền thống. Do đó các loại ebook, đặc biệt là sách dạng đĩa CD - ROM, sách dạng tệp máy tính... xuất hiện ngày càng nhiều. Xuất bản phẩm điện tử được đánh giá là xu thế tất yếu, là tương lai của ngành xuất bản.
Trong khoảng 10 năm qua, việc đọc sách qua Internet nhanh chóng phổ biến ở các nước trên thế giới. Chưa kể số lượng sách được tải về miễn phí, chỉ mới điểm qua doanh số giao dịch qua mạng thì cán cân thị phần xuất bản đã có phần nghiêng về sách điện tử. Theo một số liệu báo cáo mà ngành xuất bản thống kê dựa theo tài liệu từ 12 nhà xuất bản chính của Mỹ, doanh số sách điện tử quý I/2009 của nước này là 53,5 triệu USD, đến quý I/2010 đã là 165 triệu USD, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Ở Hàn Quốc, năm 2010, doanh số sách điện tử đạt 197,5 triệu USD, năm 2011 đạt 289,1 triệu USD. Dự kiến đến năm 2013 đạt 583,8 triệu USD, tức gấp ba lần 2010. Một thống kê khác của hãng bán lẻ trực tuyến Amazon cho thấy, vào tháng 7- 2010, cứ 100 cuốn sách in bán ra thì có 143 cuốn sách điện tử bán ra tương ứng. Song song đó, lượng thiết bị đọc sách điện tử bán ra trên phạm vi toàn cầu trong năm 2010 đã tăng 79,8% so với năm 2009, đánh dấu một bước đột phá mới sách điện tử với sách giấy truyền thống.
Ví dụ như ở Nhật Bản, đến năm 2020, học sinh nước này có thể chỉ dùng sách giáo khoa là sách điện tử. Do những tính ưu việt của nó, như có thể điều
chỉnh kích cỡ, số liệu, bảng biểu, giúp học sinh có thể nghe trực tiếp pháp âm của người bản xứ, hoặc xem các thí nghiệm khoa học, phản ứng hóa học, vật lý trong khoa học tự nhiên. Sách giáo khoa điện tử sẽ được sử dụng trong một vài môn học như khoa học tự nhiên và tiếng anh. Các chuyên gia giáo dục Nhật Bản cũng đề nghị Chính phủ hạ giá các thiết bị giáo khoa điện tử xuống mức thấp nhất có thể trong ngắn hạn, tiến tới phát miễn phí cho học sinh. Hiện đề xuất của nhóm chuyên gia đang được Bộ Giáo dục Nhật Bản xem xét.
Ở Việt Nam, thực tiễn phát triển của sách điện tử cũng đang có những thay đổi quan trọng. Có thể nói, thị trường thương mại điện tử gồm phân phối trực tuyến và sách điện tử đã bắt đầu hình thành cách đây khoảng gần chục năm, và đang mở ra triển vọng mới cho ngành xuất bản. Dự báo của các nhà chuyên môn, trong vòng năm đến 10 năm tới, sách điện tử sẽ chiếm thị phần đáng kể trong xuất bản. Các đơn vị phát hành sách trực tuyến như Vinabook.com, Công ty Lạc Việt, Công ty Vinapo... đã bắt đầu giới thiệu hệ thống phân phối sách điện tử phục vụ rộng rãi bạn đọc. Qua đó, có nhiều hợp đồng phân phối độc quyền sách điện tử của các tác giả đã được ký kết. Theo nhận định của ThS.Vũ Thùy Dương, Phó trưởng Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và tuyên truyền, dự báo trong khoảng 10 năm tới, sách in của Việt Nam sẽ giảm còn 50% so với hiện nay thay vào đó là sách điện tử.
3.2.2. Đầu tư tài chính, công nghệ, thiết bị xuất bản và bảo hộ sách văn học điện tử
Theo định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông tới năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định thời gian tới, toàn ngành Xuất bản – In và Phát hành sẽ tiếp tục hiện đại hóa cơ sở vật chất, từng bước nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ, phương tiện kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội trong thời hội nhập. Mục tiêu chính là cố gắng đáp ứng nhu cầu về xuất
bản phẩm cho toàn xã hội bằng nhiều phương thức, thể loại, đặc biệt, tập trung chú trọng và phát triển phương thức xuất bản điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác in và phát hành. Theo đánh giá chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác in và phát hành hiện nay không có nhiều vấn đề nổi cộm như ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác xuất bản.
Đầu tư xuất bản điện tử đòi hỏi chi phí ban đầu không nhỏ. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, tìm kiếm khoản đầu tư với thời gian thu hồi lâu dài là câu chuyện không đơn giản. Vì thế, đến nay, rất ít nhà xuất bản có công ty con hoặc đơn vị chuyên trách, chịu trách nhiệm số hoá toàn bộ sách đã xuất bản và triển khai tiếp thị phát hành trên môi trường mạng, còn lại các nhà xuất bản khác đều chưa thể triển khai. Chỉ có một vài nhà xuất bản mạnh, lực lượng lao động lớn như nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, nhà xuất bản Giáo dục… mới đủ sức theo đuổi “cuộc chơi” tốn kém này.
Tính chất của sách văn học là đọc giải trí nên loại hình sách điện tử được xuất bản trực tiếp lên mạng và ebook rất phù hợp với loại hình này. Tác giả sẽ đưa thẳng sách của mình lên mạng thông qua các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách. Tất cả các tác phẩm văn học sẽ được gói trọn trong một thiết bị đọc, nhỏ gọn, có thể đọc ở bất kì địa điểm nào. Với phương hướng phát triển đó, các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách điện tử phải đầu tư tăng cường các công nghệ, thiết bị hiện đại đuổi kịp với xu thế của thế giới. Các sách điện tử trên thế giới liên tục được ra mắt các thiết bị đọc có nhiều tính năng mới, độc đáo và tiện lợi khiến độc giả quan tâm và thích thú. Vì vậy các nhà xuất bản trong nước trước hết phải có được những thiết bị hiện đại khi sản xuất sách điện tử, thứ hai là phải đầu tư vào đào tạo lại nguồn nhân lực.
3.2.3. Đào tạo nhân lực phù hợp yêu cầu xuất bản sách điện tử và bảo vệ quyền xuất bản sách điện tử
Theo Dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi thì cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định là những đối tượng được thành lập nhà xuất bản điện tử. Nếu triển khai theo hướng trên, việc có hàng chục nhà xuất bản điện tử được phép thành lập cộng với 64 nhà xuất bản truyền thống thì Việt Nam sẽ có cả trăm nhà xuất bản. Trong khi đó, gần 70% nhà xuất bản hiện tại đang hoạt động thiếu hiệu quả, sống lay lắt. Dự thảo lại nêu rõ nhà xuất bản điện tử là đơn vị sự nghiệp công hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Rõ ràng, những đơn vị này sẽ không dễ dàng đi lên với một trách nhiệm mới trên vai.
Khai sinh thêm nhà xuất bản điện tử đồng nghĩa với việc một xuất bản phẩm muốn phát hành song song hai ấn phẩm (sách in và sách điện tử) phải có hai giấy phép xuất bản. Điều này làm tăng chi phí và tốn thời gian cho các đơn vị làm sách, đi ngược lại chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ. Thực tế, ấn bản điện tử hiện nay phần nhiều có xuất xứ từ sách in, nghĩa là nội dung xuất bản phẩm đã được "lọc" qua các nhà xuất bản truyền thống.
Xuất bản điện tử cần đội ngũ lao động chuyên biệt, với tính chất hoạt động hoàn toàn khác so với xuất bản truyền thống. Trong khi đó, phần lớn các nhà xuất bản ở nước ta còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin; do đó chỉ có một số rất ít nhà xuất bản bước đầu xây dựng được kế hoạch phát triển xuất bản điện tử. Để giải quyết những câu hỏi trước mắt đặt ra, thì các nhà xuất bản trước hết phải đào tạo nguồn nhân lực của mình phù hợp với thực tế hiện nay. Đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên phải vừa là người đủ trình độ để biên tập các bản thảo, lại phải là người có trình độ công nghệ thông tin để biên tập, phát
hành bản thảo sách điện tử. Nếu nhà xuất bản không có được đội ngũ biên tập giỏi, có kiến thức sâu rộng, có tâm và có tầm thì chẳng có lý do gì để tác giả hay dịch giả đưa tác phẩm của mình cho nhà xuất bản. Thay vì thế, tác giả sẽ đưa thẳng sách lên bán trên mạng thông qua các công ty toàn cầu như Amazon, Smashwords... Có lẽ không nên tin rằng do đặc thù ngôn ngữ mà các công ty toàn cầu sẽ không thể thâm nhập thị trường sách Việt Nam. Internet đang xóa nhòa tất cả các biên giới văn hóa, và nếu không tự tiến hóa rất có thể một ngày nào đó, các nhà xuất bản Việt Nam sẽ phải ngậm ngùi nhìn cảnh Amazon hay một công ty toàn cầu nào đó chiếm thị phần tuyệt đối