Tình 5.84 Cấu tạo và nguyên lý làm việc cácdang —— khớp đồng tốc Các đăng Velse-

Một phần của tài liệu Chương 5: Hệ thống truyền động pot (Trang 26 - 27)

bì Velse-bendix (trên xe Porsche) Bendix (hình 5.34) thực hiện

phương án khớp cầu đồng tốc.

Nạng chủ đội ng chủ dạng Bí giữa định tâm Rãnh lõm tròn

5.3.7. Cầu xe

1. Kiến thức chung về cầu xe

Cầu xe là cụm chỉ tiết bằng thép đặt ngang đưới gầm xe. Hai phần đầu của cầu đều tỳ lên moayơ của bánh xe, do đó cầu xe được dùng làm giá đỡ cho hệ thống treo để toàn bộ tải trọng của xe đặt trên khung gầm thông qua hệ thống treo truyền tới được phân đều trên các bánh xe. Hầu hết các xe đều có cầu trước và cầu sau. Các xe tải nặng còn có thêm cầu giữa để phần đều và giảm bớt tải trọng trên các bánh xe (hình 1.2). Có hai loại cầu xe: cầu chủ động và cầu thụ động (cầu dẫn hướng). Một số cơ cấu và hệ thống được lắp trên cầu xe.

Phần quan trọng nhất của cầu chủ động là: bộ truyền lực chính (TLC), bộ vi sai (BVS), hai nửa trục (bán trục) và moayơ của bánh xe chủ động.

Cầu dẫn hướng dùng làm giá đỡ các bộ phận quan trọng của hệ thống lái, qua chúng điều khiển phương hướng lăn bánh của xe.

Các xe du lịch, xe tải cỡ vừa và nhỏ hoạt động trên các nền đường cứng thường là xe hai cầu trong đó có một cầu chủ động (thường là cầu sau). Các loại xe thường xuyên hoạt động trên nền đường xấu (nền đường mềm, trơn, mấp mô) hoặc trên địa hình phức tạp thì cả hai cầu đều là chủ động, một trong hai cầu đó (thường là cầu trước) còn làm thêm chức năng dẫn hướng cho xe. Các xe tải nặng thường có thêm cầu-giữa (xe ba cầu) và thông thường cả ba cầu đều là chủ động và một trong ba cầu đó (thường là cầu trước) còn làm thêm chức năng dẫn hướng.

2. Cầu chủ động

4) Truyền lực chính và bộ vị sai

Định nghĩa: Truyền lực chính là một cơ cấu bánh răng lắp trên cầu chủ động để truyền động giảm tốc (tăng mô men) từ trục các đăng phía sau hộp số hoặc hộp phân phối đến các nửa trục (bán trục) của bánh xe chủ động. Phương của các nửa trục này vuông góc với trục các đăng.

Bộ vi sai là một cơ cấu lắp trên cầu chủ động, nhờ nó mà khi quay vòng bánh xe chủ động xa tâm quay (bánh ngoài) sẽ lăn bánh nhanh hơn bánh xe gần tâm quay (bánh trong).

Nhiệm vụ của truyền lực chính và bộ vỉ sai

- Truyền mô men từ trục các đăng đặt dọc xe đến các nửa trục trong cầu chủ động đặt ngang xe.

- Giảm tốc cho các nửa trục để tốc độ lăn bánh trung bình của xe trong khoảng 70 km/h. Ở số truyền thắng nếu để cho các bánh xe chủ động quay cùng tốc độ với trục các đăng (3000 4000 vòng/phút) mà không có giám tốc thì vận

tốc của xe sẽ lên tới 400 km/h. `

- Làm cho các bánh xe chủ động có các vận tốc quay khác nhau để khi quay vòng các bánh xe bên ngoài lăn bánh nhanh hơn các bánh xe bên trong.

b) Cấu tạo của truyền lực chính và bộ vị sai Truyền lực chính (hình 5.35)

- Có hai loại truyền lực chính: loại đơn (có một cặp bánh răng hình côn) và loại kép (có hai cặp bánh răng: một hình côn và một hình trụ). Cặp bánh răng hình côn lại chia ra hai loại: bánh răng côn xoắn và bánh răng hypoit. Đối với loại côn xoắn, các

Một phần của tài liệu Chương 5: Hệ thống truyền động pot (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)