Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách nhôm trong cao lanh bằng dung dịch axit sunfuric (Trang 39 - 42)

Dựa vào kết quả chụp phân tích nhiệt và tài liệu đã sử dụng, tiến hành nung mẫu ở nhiệt độ 6000C và tiến hành sàng với hai cỡ sàng : 0,041 - 0,22mm và 0,038 - 0,041mm.

Mẫu sau sàng được tiến hành chụp SEM để xác định lại kích thước cỡ hạt, kết quả được chỉ ra ở ảnh sau :

Mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,038 - 0,041mm

Hình 3.6: Ảnh SEM mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,038 - 0,041mm

với độ phóng đại 500 và 2000 lần.

Hình 3.7: Ảnh SEM mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,038 - 0,041mm

với độ phóng đại 5000 lần. Mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,041 – 0,22mm

Hình 3.8: Ảnh SEM mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,041 – 0,22mm

với độ phóng đại 200 và 500 lần.

Hình 3.9: Ảnh SEM mẫu cao lanh được sàng bởi sàng 0,041 – 0,22mm

với độ phóng đại 2000 lần.

Dựa vào kết quả chụp SEM ta thấy khi sàng bằng sàng 0,041mm cho hạt phân bố đều hơn và kích thước trung bình khoảng 3µm. Còn mẫu sàng bằng sàng 0,22mm cho hạt phân bố không đồng đều bằng và cỡ hạt trung bình khoảng 8µm. Tuy nhiên quá trình sàng bằng sàng 0,041mm tiến hành rất khó khăn và năng suất sàng rất thấp.

Mẫu sau sàng được tiến hành hòa tách bằng axit H2SO4 3M trong thời gian 1h, dung dịch sau hòa tách được tiến hành lọc và định mức xác định lượng Al hòa tan được từ đó xác định được sự ảnh hưởng của kích thước hạt đến quá trình hòa tách cao lanh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 :

Mẫu cao lanh % Al2O3

0,041 < d < 0,22 28,3 0,038 < d < 0,041 28,96

Bảng 3.2: Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt đến hiệu suất

Nhìn vào kết quả bảng ta thấy ảnh hưởng của kích thước hạt khả năng hòa tách là không nhiều mà quá trình sàng lọc khó, tốn nhiều công. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn mẫu hạt có kích cỡ d < 0,22 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tách nhôm trong cao lanh bằng dung dịch axit sunfuric (Trang 39 - 42)