Kết quả giải mã trình tự gen ITS của 2 mẫu sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền của loại sâm mới Panaxsp. thu ở phong thổ Lai Châu (Trang 40 - 41)

4 LTS 00 22037’770”, 102028’181” 1667 m Lá và thân rễ cây trưởng thành

3.4. Kết quả giải mã trình tự gen ITS của 2 mẫu sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

sâm Lai Châu

Các sản phẩm PCR thu được có nồng độ đủ để đọc trình tự được gửi sang công ty Macrogene (Hàn Quốc) để thực hiện tinh sạch và đọc trình tự DNA theo phương pháp giải trình tự trực tiếp, các mồi dùng cho PCR được sử dụng làm các mồi giải trình tự. Để thu được kết quả chính xác, giải trình tự được thực hiện theo 2 chiều (chiều xuôi và chiều ngược). Kết quả giải trình tự thu được cho tất cả các mẫu nghiên cứu đoạn trình tự DNA thuộc gen ITS có chiều dài 700bp cho tất cả 7 mẫu nghiên cứu. Các trình tự này đã được xác nhận bằng cách đôi chiếu với các trình tự tương đồng trên Genbank bằng chương trình BLAST. Hiện tại kết quả đọc trình tự vùng ITS-rDNA của các mẫu nghiên cứu khoảng 700 bp và đã được đăng kí trên Genbank với mã hiệu :

+ JF772113 + JF772114 + JF772115 + JF772116 + JF772117 + JF772118 + JF772119.

Từ những kết quả giải trình tự vùng gen ITS cho 2 lồi cây chúng tơi có nhận xét như sau:

M 1 2 3 4 5 6 7

Kết quả giải trình tự vùng gen ITS thu được phần lớn các vị trí nucleotide có đỉnh huỳnh quang rõ nét, cường độ mạnh, nên kết quả đọc trình tự mang tính chính xác cao, mức độ sai sót thấp. Tất cả các trình tự đều được đọc trực tiếp theo 2 chiều, nên các kết quả nhận được có độ tin cậy cao.

Các trình tự này được so sánh với các trình tự tương đồng trên Genbank bằng chương trình BLAST. Hình 3.3 là so sánh kết quả đối chiếu trình tự nucleoti của 16 mẫu với các loài có cùng vùng gen mã hoá trên ngân hàng Genbank cho thấy sự tương đồng về mặt di truyền giữa các loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền của loại sâm mới Panaxsp. thu ở phong thổ Lai Châu (Trang 40 - 41)