Đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Văn 9 tuần 10 (46-50) (Trang 27 - 29)

1. Đọc và tìm hiểu chú thích ( SGK ) ( SGK )

2. Bố cục, thể loại

- Bố cục :3 phần. - Thể loại : Thơ 7 chữ

*Hoạt động 3 : (20’) Mục tiêu: HDHS phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản; PP: đàm thoại, giảng bình, phân tích

GV yêu cầu Hs đọc hai khổ thơ đầu

? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong hoàn cảnh nào?( HS học lực TB)

Mặt trời xuống biển.

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

? Có điều gì lạ khi nói ‘‘ Mặt trời xuống biển”?( HS học lực Khá- giỏi)

- Mặt trời được tác giả nhìn khi ngồi trên một con thuyền ở ngoài khơi.

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện cảnh đó?Hình dung của em về cảnh tượng thiên nhiên đó như thế nào ? ( HS học lực Khá- giỏi)

+ Thời gian: + Không gian:

- Cảnh biển vào đêm được miêu tả bằng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, so sánh , nhân

3. Phân tích

a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra

hoá , sử dụng động từ .

- Hình ảnh liên tưởng: vũ trụ như là ngôi nhà lớn, sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa khổng lồ gợi lên một khung cảnh vừa rộng lớn vừa vừa gần gũi với con người. Biển hoàng hôn như hòn lửa bị nhúng nước, sóng cồn lên cài chặt then nhốt ánh sáng bằng một động tác sập cửa (động từ). Đêm bao trùm, vũ trụ

đẹp một vẻ đẹp huyền bí, mênh mông đầy thử thách.

GV bình: Tác giả đã khắc họa một bức

tranh lộng lẫy về cảnh thiên nhiên trên biển đang chìm dần vào đêm. Mặt trời cuối ngày được ví như “hòn lửa” khiến cho cảnh hoàng hôn trở nên rực rỡ huy hoàng chứ không phải gợi cảm giác ảm đạm, hiu hắt như nhiều nhà thơ xưa nay vẫn miêu tả trong các sáng tác của mình. Độc đáo hơn nữa, tác

giả tả “mặt trời xuống biển”(trong khi nước

ta là biển Đông - không thể thấy được mặt trời lặn) - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ, nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng tác giả mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời xuống biển? Điểm thêm vào bức tranh ấy là tiếng sóng dịu êm và màn đêm lặng lẽ buông xuống được nhân hóa “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” như ngôi nhà vũ trụ đã chìm dần vào đêm, yên tĩnh và lặng lẽ.

? Hình ảnh con người ở đây có gì đối lập với hình ảnh vũ trụ?( HS học lực Khá)

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi ...

- Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu hoạt động. Sự đối lập này làm nổi bật tư thế của con người trước biển cả.

? Từ "lại" trong câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?( HS học lực Khá- giỏi)

- “Lại”(động từ) → đây là công việc thường xuyên, lặp đi lặp lại của người dân vùng biển. đây chỉ là một trong những trăm nghìn chuyến đánh cá đem trên biển xa.

? Em có Suy nghĩ về câu thơ ‘‘Câu hát căng buồm cùng gió khơi’’ ?( HS học lực

*) Thiên nhiên

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

 Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng: Thời khắc chuyển giao giưa ngày và đêm. Ngôi nhà vũ trụ đi vào giờ phút nghỉ ngơi

*) Con người

- Phụ từ lại, cường điệu

-> Con người bắt đầu lao động với chuyến ra khơi thường ngày, cùng tiếng hát mạnh mẽ, khỏe khoắn, bay bổng.

-> Có sự đối lập giưa thiên nhiên và con người

-> Ca ngợi tinh thần lao động khẩn trương của con người.

TB)

- Hình ảnh khoẻ, lạ từ sự gắn kết ba sự vật, hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát căng buồm của người đánh cá.

-Tiếng hát hoà với gió thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền ra khơi. đó là niềm vui sự phấn chấn, lạc quan của người lao động làm chủ thiên nhiên. Khí thế lao động hào hứng, sôi nổi, hăm hở.Tiếng hát hoà với gió, nâng cánh gió, tiếp sức cho gió làm căng buồm đẩy thuyền ra khơi. Đó là tiếng hát mạnh mẽ bởi vì không phải một con thuyền mà cả một đoàn thuyền ra khơi. Tiếng hát đó làm căng buồm là một hình ảnh khoa trương nhưng lại rất hợp lí.

? Câu hát ở khổ hai thể hiện ước mơ gì của người lao động?( HS học lực TB)

- Đánh bắt được nhiều hải sản, nhiều cá tôm.

GV: Lúc thiên nhiên vũ trụ và vạn vật nghỉ ngơi thì chính là những người dân đánh cá tiến hành công việc của mình. Công việc đánh cá trên biển đêm thật vất vả và ẩn chứa cả những hiểm nguy. Ấy vậy mà họ vẫn hát những tiếng hát thể hiện niềm hăng say lao động. Quả là những con người dũng cảm và lạc quan.

? Qua phân tích em thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh và không khí như thế nào?( HS học lực TB)

GV chốt và tiểu kết:

Bằng trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú tác giả cho thấy cảnh biển vào đêm kì vĩ, gần gũi, nên thơ và hình ảnh những chàng trai miền biển ra khơi với tinh thần phấn chấn, lạc quan, đồng thời nhà thơ ngợi ca vẻ đẹp, sự giàu có của biển cả.

Điều chỉnh, bổ sung

... ...

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG- Mục tiêu: - Mục tiêu:

+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành và làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

Một phần của tài liệu Văn 9 tuần 10 (46-50) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w