Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

Một phần của tài liệu Văn 9 tuần 10 (46-50) (Trang 33 - 36)

- Kĩ thuật: Động não Thời gian: 1 phút

b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

cho học sinh nêu nhận xét - Ghi tên bài

Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết

trình

- HS quan sát, nhận xét

- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy

- Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu : HS hiểu về tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc. HS hiểu ý nghĩa của các tình tiết tiêu biểu; rèn kĩ năng tự học theo hướng dẫn. - Thời gian dự kiến : 15- 17 phút

- Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn

Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1 : (20’) Mục tiêu: HDHS phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản PP: Phát vấn, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng; kỹ thuật động não.

? HS đọc 4 khổ tiếp?

?Trong cảnh đánh cá trên biển, tác giả tập trung khắchoạ những hình ảnh nào?( HS học lực TB)

- Các loài cá biển.

3. Phân tích

b. Cảnh đoàn thuyền đánh cátrên biển trên biển

- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá.

? Tìm những câu thơ miêu tả về cá?( HS học lực TB)

- HS tìm những câu thơ .

? Sự sáng tạo của tác giả trong việc miêu tả các loài cá có gì đặc biệt?Biện pháp nghệ thuật nào được tg sử dụng trong việc miêu tả các loại cá? ( HS học lực Khá)

- Xưng hô em để gọi cá - nghệ thuật nhân hoá , miêu tả bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ quan sát hiện thực. (Hình ảnh cá song được tưởng tượng như ngọn đuốc thật đẹp và sóng biển dâng lên hạ xuống được liên tưởng như nhịp thở cuả đêm.)

? Sự sáng tạo đó mang lại hiệu quả gì?( HS học lực Khá)

- Tạo được những hình ảnh đặc biệt sinh động , mới lạ lộng lẫy và rực rỡ về các loài cá biển. Từ đó dựng lên bức tranh thơ đầy màu sắc về biển. Biển thật giàu có và đẹp đẽ. ( tưởng tượng đã chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên).

?Tìm những câu thơ tả cảnh lao động trên biển với những yếu tố tưởng tượng lãng mạn?

“Thuyền ta lái gió… biển bằng ”( HS học lực

TB)

? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ “ Thuyền ta lái gió…. biển bằng”? Hiện ra trước mắt một cảnh tượng như thế nào?( HS học lực Khá- giỏi)

- Đoàn thuyền có gió trời làm bánh lái, trăng làm . buồm, con thuyền dũng mãnh lao đi giữa mênh mông biển trời. Đó là một cảnh tượng cao cả, tráng lệ, lãng mạn, hào hùng (con thuyền đánh cá nhỏ bé đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ ). GV bình : Hình ảnh đó được tạo từ thực tế: Trăng lên cao, thuyền đi vào khoảng sáng của vằng trăng. Từ xa nhìn lại, trăng nhập vào cánh buồm và trở thành cánh buồm đẩy con thuyền đi. Huy Cận đã thổi hồn vào nó để biến con thuyền đấnh cá lam lũ bỗng trở nên thơ mộng lạ thường .Con thuyền không nhỏ nhoi trước biển cả mênh mông mà trở nên kì vĩ, lung linh huyền ảo như trong thần thoại.

cá và người đánh cá qua lời thơ? Phân tích biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ đó?( HS học lực Khá- giỏi)

“ Ra đậu dặm xa… giăng”. “Sao mờ… chùm cá nặng”

- Hoạt động đánh cá kì công , gian khó táo bạo, quyết liệt Họ tiến hành thăm dò tìm luồng cá, tiến hành bủa lưới, vây bắt, phối hợp nhịp nhàng như- một thế trận. Mọi hoạt động đều diễn ra khẩn trương, miệt mài và hiệu quả.

?Lời thơ: Ta hát bài ca… thuở nào gợi cho em cách hiểu như thế nào về tâm tình của người lao động trên biển?( HS học lực Khá)

- Công việc nặng nhọc đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên. Trăng soi mình xuống nước tưởng như trăng cũng gõ thuyền. Trăng gõ thuyền gọi cá vào cùng con người. Thực tế: trăng in xuống nước, sóng xô những bóng trăng như gõ vào mạn thuyền Trăng như người bạn cùng làm việc với con người. Công việc nặng nhọc bỗng trở nên thơ mộng hơn  thể hiện sự lạc quan, say mê lao động, tâm hồn lãng mạn bay bổng với thiên nhiên, tấm lòng ân tình và tình yêu với biển cả .

? Những người dân chài đã thu được kết quả như thế nào trong những mẻ lưới?Em có suy nghĩ gì về kết quả của họ?( HS học lực TB)

-Đó là kết quả của một quá trình lao động cực nhọc và sáng tạo.

?Qua phân tích em có cảm nhận gì về cảnh biển và không khí lao động diẽn ra trên biển? (HS học lực Khá)

- Thiên nhiên tráng lệ.

- Cảnh đánh cá khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng, hài hoà thống nhất với con người. Những ngời dân chài vui tươi hồ hởi nhiệt tình sáng tạo trong lao động.

Hs đọc khổ thơ thứ 7:(5')

Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh .

? Đoàn thuyền trở về trong khung cảnh như thế nào? So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có điểm gì giống và khác nhau? Nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ?( HS học lực TB)

- Giống: Có những hình ảnh lặp lại: mặt trời, câu hát.

Với bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng bay bổng, tác giả

- Khác: ra khơi -> đêm xuống. Trở về -> bình minh rực rỡ.

GV: Tác giả điệp lại hai câu thơ của khổ thơ đầu chỉ

thay đổi chữ cùng bằng chữ với. Đoàn thuyền, mặt trời được nhân hoá đang cùng chạy đua.

? Em hiểu gì về hình ảnh "Mắt cá… dặm phơi"? ( HS học lực Khá)

- Hình ảnh tả thực: vừa tả thành quả lao động vừa diễn tả biển đẹp, mắt cá lung linh bừng lên dưới ánh sáng Mặt trời.

? Từ cách viết như vậy em có cảm nhận như thế nào về cảnh đoàn thuyền trở về?

GV: Con người thiên nhiên đang hoà hợp, con ng- ười đang tranh thủ giành giật với thời gian để cống hiến thành quả lao động chói lọi. Trong cảnh bầu trời rực rỡ một mặt trời lớn, mặt đất rực rỡ muôn triệu mặt trời nhỏ (mắt cá) - một cảnh tượng thật huy hoàng, con người hiện ra trong khổ thơ có tầm lớn ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ.

cho thấy biển lộng lẫy như một bức tranh sơn mài và hình ảnh những người đánh cá đang lao động khẩn trương, hăng say hoà hợp và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

Một phần của tài liệu Văn 9 tuần 10 (46-50) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w