II) Phân tích thực trạng hoạt động cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục
2.2.2) Về hoạt động cung cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ
Để triển khai xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ cho tuyến huyện, cơ quan chủ trì nhiệm vụ đã nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ vừa có tính hiện đại, tiên tiến vừa mang tính thích hợp với khả năng nắm bắt, làm chủ công nghệ mới, cũng như điều kiện duy trì, phát huy lâu dài các công nghệ được chuyển giao của đội ngũ cán bộ cấp huyện.
Về mặt công nghệ thông tin và truyền thông, các công nghệ tiên tiến sau đây đã được ứng dụng và chuyển giao:
Phần cứng:
+ Máy tính PC đa phương tiện có cấu hình đủ mạnh cùng các thiết bị ngoại vi phong phú cho phép triển khai mô hình như một thư viện điện tử hoàn chỉnh có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, tìm kiếm thông tin đa phương tiện một cách nhanh chóng, chính xác, thân thiện người dùng, kết nối Internet nhanh và hiệu quả.
+ Ổ cứng cắm ngoài dung lượng lớn (500 Gb) thay vì lưu thông tin trên 500 đĩa CD- ROM vừa thuận tiện trong khai thác, bảo quản vừa tăng đáng kể tốc độ truy cập, tìm kiếm thông tin.
+ Máy ảnh kỹ thuật số cho phép thu thập và số hoá thông tin bản địa phục vụ việc cung cấp và chia sẻ kịp thời thông tin của địa phương với các địa phương khác trong huyện, trong tỉnh và đưa thông tin bằng hình ảnh của địa phương lên Internet. Đây cũng là phương tiện cho phép thu thập và bảo quản để sử dụng lâu dài thông tin về các sự kiện, kết quả ứng dụng KH&CN trên địa bàn của huyện.
+ Máy in Laze và Máy sao chụp cho phép in, nhân bản để phổ biến trên giấy các thông tin cần thiết tìm được trong Thư viện điện tử tại chỗ hoặc qua truy cập, tìm kiếm được trên Internet. Với máy sao chụp, thông tin có thể được nhân thành nhiều bản một cách dễ dàng và gửi tới các xã trong huyện để phổ biến kịp thời cho các xã, trước hết dùng để nhân bản và phổ biến Bản tin KH&CN của huyện tới các xã, tạo dòng tin ổn định từ huyện xuống các xã, các thôn bản.
+ TV và đầu đọc VCD/DVD dùng để giới thiệu các tài liệu nghe nhìn, đặc biệt là các phim KHKT tại các phiên giao ban giữa huyện với lãnh đạo các xã, tại hội nghị, hội thảo khoa học cũng như tại các hội thảo đầu bờ được tổ chức tại địa phương.
+ Đầu ghi đĩa CD-ROM, VCD giúp nhân rộng và phổ biến các tư liệu (tài liệu và phim KHKT) theo yêu cầu của người dùng thay vì hình thức cho mượn. Theo yêu cầu đặc thù của từng xã, các phim KHKT có thể được chọn lọc và cung cấp để sử dụng thường xuyên và lâu dài cho bà con trong xã.
+ Modem ADSL và kết nối Internet qua ADSL cho phép sử dụng Internet một cách hiệu quả. Thông qua kết nối Internet, mô hình cho phép truy cập, tìm kiếm thông tin trên các trang điện tử trong và ngoài nước, đặc biệt có thể truy cập và tìm kiếm nhiều thông tin bổ ích từ các cơ sở dữ liệu tiếng Việt và các bản tin KH&CN của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia cũng như của các trung tâm thông tin KH&CN của các Bộ, ngành và địa phương khác trong cả nước.
+ Bàn ghế chuyên dụng, bảng tên thống nhất, phíc và ổ cắm điện công nghiệp giúp mô hình được trang bị một cách chuyên nghiệp, đồng bộ và có thể đưa vào khai thác một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Phần mềm:
+ Ngôn ngữ lập trình C#
+ Hệ trình diễn dữ liệu bằng VB.net
+ Công nghệ số hóa nguồn tin đa phương tiện. Format chuẩn quốc tế và Việt Nam như: .pdf, .dat, .jpeg.
+ Công nghệ xây dựng CSDL toàn văn, Thư viện điện tử và các trang thông tin điện tử, các Bản tin điện tử được thiết kế theo nguyên tắc mở, cho phép các địa phương chủ động bổ sung và phát triển theo nhu cầu đặc thù.
Bảng 6 : DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH MUA SẮM BẰNG KINH PHÍ CỦA NHIỆM VỤ
Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Kế hoạch Thực hiện
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
Ghi chú Bộ máy tính Bộ 8 8 Máy vi tính FPT Elead G850 -Máy tính
Pentium 4 - 3.0 Ghz (MAIBOAD: Chipset Intel 865G; DDRAM 256 MB; HDD 40 Gb; CDROM 52X; VGA 8X; SOUND: 6 CHANEL; NIC 10/100 MBPS; CASE: ATX; MONITOR: 17" ELEAD FLAT; KEYBOARD & MOUSE: ELEAD PS/2; Loa đôi MicroLab; 01 bộ bàn ghế máy tính. Đầu đọc và
ghi đĩa
Bộ 8 8 Đầu đọc và ghi đĩa CD-ROM: CD WRITER LG COMBO (52/32/52/16) Bộ lưu điện Bộ 8 8 Bộ lưu điện UPS Santak 500 VA hoặc
UPSELECT 500 VA. Modem
ngoài
Bộ 8 8 Modem ASDL ngoài kể cả thuê đường truyền cho 2 năm
Máy in laser Bộ 8 8 Máy in Canon Laser 1210
(A4/2400X600dpi/10ppm/2MB RAM/ USB & Parallel . Ổ cắm
Máy photocopy
Bộ 8 8 Máy photocopy Canon Digital kiểu IR-1210. Khổ A5 đến A4; tốc độ 12 bản/phút; kích thức thu phóng
50%-200%; khay giấy 500 tờ; khay lay 50 tờ; Copy liên tục 1-99; trọng lượng 47 kg; điện năng tiêu thụ 1,5 kw; Mực giấy dự phòng; Biến áp LioA 500 VA Ổ cứng cắm
ngoài để lưu dữ liệu
Bộ 8 8 Loại SATA, ổ cắm ngoài, dung lượng 400-500 Gb
Máy ảnh kỹ thuật số
Chiếc 8 8 Máy ảnh kỹ thuật số FUJI FINE PIX A350 4.1 M, 200M 3X
TV 21’; Đầu đọc
DVD/VCD
Bộ 8 8 TV LG 21'; ĐẦU ĐỌC ĐĨA
DVD/VCD mác LG
Nguồn : Văn Phòng 2.2.3) Về hoạt động cung cấp cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử
Có thể nói rằng các cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử là những kho thông tin khổng lổ nhằm cung cấp cho các đổi tượng dùng tin những thông tin cần thiết phục vụ cho phát triển nông nghiệp tại địa phương. Mặc dù mới chỉ trong giai đoạn tiến hành triển khai thí điểm nhưng Trung Tâm đã thu thập, xư lý và cung cấp cho các Huyện thụ hưởng một khối lượng thông tin khổng lồ thuộc các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giống cây con, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản; nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, bảo vệ môi trường, xử lý phế thải,...
Tất cả những thông tin này đã được số hóa và phân loại theo khung phân loại quốc tế Dewey, rất thuận tiện cho việc tra cứu thông tin đối với bà con nông dân.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả các cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử mà Trung Tâm đã cung cấp cho các Huyện thụ hưởng trong giai đoạn tiến hành triển khai thí điểm.
Bảng 7 : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CUNG CẤP CÁC CSDL VÀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Thực hiện so với kế hoạch Ghi chú 1. CSDL chuyên gia/tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ Hồ sơ chuyên gia/tổ chức 4.000 4.131 103.27 %
2. Thư viện Phim khoa học và công nghệ
Phim 220 277 125.9 %
3.Thư viện điện tử Công nghệ nông thôn
Tài liệu toàn văn
38.000 48.471 127.55 %
Nguồn : Văn Phòng
Nhìn vào bảng tổng hợp cung cấp cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử của Trung Tâm ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Việc cung cấp các CSDL chuyên gia/ tổ chức tư vấn về chuyển giao công nghệ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 3.27% so với dự kiến, số phim khoa học công nghệ cung cấp phục vụ bà con nông dân cũng vượt mức kế hoạch 25.9%, điển hình số tài liệu toàn văn được Trung Tâm thu thập, xử lý và cung cấp tại thư viện điện tử công nghệ nông thôn lên tới 48471 TL ( vượt xa so với số dự kiến ban đầu của Trung Tâm là 38000 TL)
Trung Tâm đã tiến hành đào tạo cán bộ cho 8 huyện thụ hưởng nhằm đảm bảo mô hình có thể triển khai và nhanh chóng phát huy hiệu quả. Nội dung của công tác đào tạo mà Trung Tâm đã tiến hành thực hiện được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 8 : KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CÁN BỘ TẠI 8 HUYỆN
Stt Các nội dung công việc thực hiện chủ yếu
số lượng
Thời gian
thực hiện Người/cơ quan thực hiện
1 Đào tạo cán bộ của 8 huyện vận hành, khai thác, sử dụng thư viện điện tử và các dịch vụ trên internet; xây dựng web của huyện, xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá tri thức, tiến bộ kỹ thuật/chuyển giao công nghệ (chương trình gồm tin học thực hành, khai thác và sử dụng thư viện điện tử, các sản phẩm và dịch vụ trên internet; Chợ ảo CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ ; xây dựng các chương trình cho tuyên truyền qua đài huyện, bản tin điện tử nông thôn đổi mới của huyện, tờ gấp, hội thảo,...); Thời gian 10 ngày/huyện.
8 khóa đào tạo tại 8 huyện (Số lượng 2 học viên,Thời gian 10 ngày/ 1 khóa 3/2006-4/ 2006 Trung tâm TTKHCNQG và 8 sở KHCN của các tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang và 8 huyện
2 Khóa tuyên truyền, quảng bá tri thưc khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ cho các tổ chức như câu lạc bộ khuyên nông, hội làm vườn, câu lạc bộ thú y, hội người cao tuổi,...
16 khóa đào tạo tại 8 huyện (mỗi huyện 2 khóa, mỗi khóa 5/2006-6/ 2006 Trung tâm TTKHCNQG và 8 sở KHCN của các tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An,
30-50 học viên)
Thanh Hóa, Bắc Giang và 8 huyện
Nguồn : Văn Phòng 2.2.5) Về công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện.
Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa Trung tâm với sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh và UBND các Huyện thụ hưởng
Phối hợp giữa các sở ban ngành có liên quan
Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân trên địa bàn hưởng ứng tham gia tìm hiểu, khai thác và sử dụng thông tin khoa học và công nghệ, trang thông tin điện tử của Huyện trên internet một cách thiết thực để ứng dụng vào điều kiện cụ thể sản xuất và đời sống các vùng nông thôn.
Để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ ở Huyện, tại mỗi Huyện thụ hưởng đã thành lập ban quản lý mô hình do một lãnh đạo UBND Huyện trực tiếp làm trưởng ban, lãnh đạo phòng chức năng quản lý KH&CN (phòng KH&CN hoặc phòng kinh tế) làm phó trưởng ban quản lý. 2 cán bộ của phòng KH&CN Huyện được giao nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được cử ra để được đào tạo, huấn luyện vận hành, khai thác mô hình.
Quy chế khai thác và sử dụng thư viện điện tử cùng bảng phí dịch vụ thông tin cũng đã được xây dựng và ban hành làm cơ sở để triển khai các hoạt động khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ củ mô hình.
Cán bộ vận hành mô hình do Huyện bố trí, nhà xưởng do Huyện đảm nhận, tổ chức và điều hành dây truyền sản xuất thông tin do lãnh đạo Huyện chỉ đạo. Trên thực tế, hầu hết các Huyện thụ hưởng đã bố chí được cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nghiệm theo yêu cầu về trình độ, năng lực và thời gian làm việc. Các phòng ốc cho mô hình đều đạt tiêu chuẩn và được bố chí ở những nơi dễ tiếp cận với công chúng. Lãnh đạo Huyện nhận thức đúng đắn về vai trò của Mô hình, ý nghĩa của trang thông tin điện tử của Huyện và tác dụng to lớn của thư viện điện tử, đặc biệt là các phim KH&CN, do đó đã có sự chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi ngay từ ban đầu để mô hình được triển khai và
sớm đi vào vận hành, khai thác. Cũng thông qua việc tham gia triển khai mô hình tại Huyện, sở KH&CN nhận thấy rõ hơn nhu cầu của cơ sở về ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn và có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý KH&CN ở địa phương.
Thư viện điện tử được cập nhận đình kỳ hàng năm. Thông qua truy cập qua Internet, các Trung tâm thông tin KH&CN Huyện có thể khai thác các thông tin KH&CN cập nhật hàng ngày, hàng tuần trên các CSDL, các bản tin điện tử của Trung Tâm. Trên cơ sở kinh nghiệm của mô hình, Các sở KH&CN phối hợp với các Huyện sẽ từng bước nhân rộng mô hình ra các Huyện khác trong tỉnh để hình thành mạng lưới thông tin KH&CN từ Tỉnh tới tất cả các Huyện.
III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp của Trung Tâm trong thời gian qua phục vụ phát triển nông nghiệp của Trung Tâm trong thời gian qua
3.1) Thành tựu và nguyên nhân chủ yếu
3.1.1) Về mặt lý luận
Mô hình đã chứng minh được rằng có thể đưa nhanh công nghệ thông tin và viễn thông về vùng sâu, vùng xa phục vụ cho việc cung cấp thông tin cũng như các hoạt động khác, cụ thể bằng các phương thức, nội dung triển khai đề tài như trên, có thể giúp cho nhiều người dân ở đây có khả năng :
- Khai thác tìm tin trên CD/ROM, trên Internet, sử dụng các dịch vụ khác của Internet. - Đảm nhận được công tác tin học văn phòng như soạn thảo, in ấn văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý, tái chính, thuế...
- Mở ra một hướng mới mang tính đột phá về phương thức cũng như công nghệ trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đối với các địa phương, trong đó khẳng định :
+ Bằng phương thức đưa nhanh, đưa nhiều thông tin khoa học và công nghệ thiết thực có thể giúp các địa bàn vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân.
- Về mặt giáo dục tuyên truyền: Hấp dẫn, khích lệ được lớp trẻ về nhiều mặt, cụ thể như tạo niềm tin và cả niềm vui trong lao động sản xuất có thể làm giầu tại quê hương vùng sâu, vùng xa cùng mình đang sinh sống.
- Hình thành mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ của tỉnh từ sở KH&CN lan truyền đến các địa phương trong tỉnh, qua đó lồng ghép, ứng dụng đa phương tiện thông tin, công nghệ liên thông tốt và phù hợp làm cho việc cung cấp, xử lý các thông tin khoa học và công nghệ liên quan trong sản xuất, đời sống và lãnh đạo điều hành có nhiều triển vọng.
3.1.2) Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Mô hình đã góp phần phục vụ trực tiếp việc tìm và cung cấp tại chỗ những thông tin phù hợp một cách nhanh chóng thiết thực. Đây chính là cầu nối, góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của cư dân trên địa bàn, làm tăng năng suất sản lượng vật nuôi, cây trồng.
- Người dân tiếp thu được những thành tựu về khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức đến với người dân về tác động của khoa học và công nghệ cũng như những truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Người dân đã dần dần thay đổi những phương thức canh tác truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, đã giúp cho bà con nông dân thay đổi cách nhìn và những suy nghĩ cục bộ trước đây.
- Thông qua mô hình này, người nông dân đã tin tưởng vào những chủ trương chính