III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công nghệ phục vụ
3.1.1) Về mặt lý luận
Mô hình đã chứng minh được rằng có thể đưa nhanh công nghệ thông tin và viễn thông về vùng sâu, vùng xa phục vụ cho việc cung cấp thông tin cũng như các hoạt động khác, cụ thể bằng các phương thức, nội dung triển khai đề tài như trên, có thể giúp cho nhiều người dân ở đây có khả năng :
- Khai thác tìm tin trên CD/ROM, trên Internet, sử dụng các dịch vụ khác của Internet. - Đảm nhận được công tác tin học văn phòng như soạn thảo, in ấn văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý, tái chính, thuế...
- Mở ra một hướng mới mang tính đột phá về phương thức cũng như công nghệ trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đối với các địa phương, trong đó khẳng định :
+ Bằng phương thức đưa nhanh, đưa nhiều thông tin khoa học và công nghệ thiết thực có thể giúp các địa bàn vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân.
- Về mặt giáo dục tuyên truyền: Hấp dẫn, khích lệ được lớp trẻ về nhiều mặt, cụ thể như tạo niềm tin và cả niềm vui trong lao động sản xuất có thể làm giầu tại quê hương vùng sâu, vùng xa cùng mình đang sinh sống.
- Hình thành mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ của tỉnh từ sở KH&CN lan truyền đến các địa phương trong tỉnh, qua đó lồng ghép, ứng dụng đa phương tiện thông tin, công nghệ liên thông tốt và phù hợp làm cho việc cung cấp, xử lý các thông tin khoa học và công nghệ liên quan trong sản xuất, đời sống và lãnh đạo điều hành có nhiều triển vọng.