Về hoạt động đào tạo nhân sự

Một phần của tài liệu Cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện - tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 33)

II) Phân tích thực trạng hoạt động cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục

2.2.4) Về hoạt động đào tạo nhân sự

Trung Tâm đã tiến hành đào tạo cán bộ cho 8 huyện thụ hưởng nhằm đảm bảo mô hình có thể triển khai và nhanh chóng phát huy hiệu quả. Nội dung của công tác đào tạo mà Trung Tâm đã tiến hành thực hiện được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 8 : KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CÁN BỘ TẠI 8 HUYỆN

Stt Các nội dung công việc thực hiện chủ yếu

số lượng

Thời gian

thực hiện Người/cơ quan thực hiện

1 Đào tạo cán bộ của 8 huyện vận hành, khai thác, sử dụng thư viện điện tử và các dịch vụ trên internet; xây dựng web của huyện, xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá tri thức, tiến bộ kỹ thuật/chuyển giao công nghệ (chương trình gồm tin học thực hành, khai thác và sử dụng thư viện điện tử, các sản phẩm và dịch vụ trên internet; Chợ ảo CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ ; xây dựng các chương trình cho tuyên truyền qua đài huyện, bản tin điện tử nông thôn đổi mới của huyện, tờ gấp, hội thảo,...); Thời gian 10 ngày/huyện.

8 khóa đào tạo tại 8 huyện (Số lượng 2 học viên,Thời gian 10 ngày/ 1 khóa 3/2006-4/ 2006 Trung tâm TTKHCNQG và 8 sở KHCN của các tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang và 8 huyện

2 Khóa tuyên truyền, quảng bá tri thưc khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ cho các tổ chức như câu lạc bộ khuyên nông, hội làm vườn, câu lạc bộ thú y, hội người cao tuổi,...

16 khóa đào tạo tại 8 huyện (mỗi huyện 2 khóa, mỗi khóa 5/2006-6/ 2006 Trung tâm TTKHCNQG và 8 sở KHCN của các tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An,

30-50 học viên)

Thanh Hóa, Bắc Giang và 8 huyện

Nguồn : Văn Phòng 2.2.5) Về công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện.

Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa Trung tâm với sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh và UBND các Huyện thụ hưởng

Phối hợp giữa các sở ban ngành có liên quan

Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân trên địa bàn hưởng ứng tham gia tìm hiểu, khai thác và sử dụng thông tin khoa học và công nghệ, trang thông tin điện tử của Huyện trên internet một cách thiết thực để ứng dụng vào điều kiện cụ thể sản xuất và đời sống các vùng nông thôn.

Để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ ở Huyện, tại mỗi Huyện thụ hưởng đã thành lập ban quản lý mô hình do một lãnh đạo UBND Huyện trực tiếp làm trưởng ban, lãnh đạo phòng chức năng quản lý KH&CN (phòng KH&CN hoặc phòng kinh tế) làm phó trưởng ban quản lý. 2 cán bộ của phòng KH&CN Huyện được giao nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được cử ra để được đào tạo, huấn luyện vận hành, khai thác mô hình.

Quy chế khai thác và sử dụng thư viện điện tử cùng bảng phí dịch vụ thông tin cũng đã được xây dựng và ban hành làm cơ sở để triển khai các hoạt động khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ củ mô hình.

Cán bộ vận hành mô hình do Huyện bố trí, nhà xưởng do Huyện đảm nhận, tổ chức và điều hành dây truyền sản xuất thông tin do lãnh đạo Huyện chỉ đạo. Trên thực tế, hầu hết các Huyện thụ hưởng đã bố chí được cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nghiệm theo yêu cầu về trình độ, năng lực và thời gian làm việc. Các phòng ốc cho mô hình đều đạt tiêu chuẩn và được bố chí ở những nơi dễ tiếp cận với công chúng. Lãnh đạo Huyện nhận thức đúng đắn về vai trò của Mô hình, ý nghĩa của trang thông tin điện tử của Huyện và tác dụng to lớn của thư viện điện tử, đặc biệt là các phim KH&CN, do đó đã có sự chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi ngay từ ban đầu để mô hình được triển khai và

sớm đi vào vận hành, khai thác. Cũng thông qua việc tham gia triển khai mô hình tại Huyện, sở KH&CN nhận thấy rõ hơn nhu cầu của cơ sở về ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn và có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý KH&CN ở địa phương.

Thư viện điện tử được cập nhận đình kỳ hàng năm. Thông qua truy cập qua Internet, các Trung tâm thông tin KH&CN Huyện có thể khai thác các thông tin KH&CN cập nhật hàng ngày, hàng tuần trên các CSDL, các bản tin điện tử của Trung Tâm. Trên cơ sở kinh nghiệm của mô hình, Các sở KH&CN phối hợp với các Huyện sẽ từng bước nhân rộng mô hình ra các Huyện khác trong tỉnh để hình thành mạng lưới thông tin KH&CN từ Tỉnh tới tất cả các Huyện.

III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp của Trung Tâm trong thời gian qua phục vụ phát triển nông nghiệp của Trung Tâm trong thời gian qua

3.1) Thành tựu và nguyên nhân chủ yếu

3.1.1) Về mặt lý luận

Mô hình đã chứng minh được rằng có thể đưa nhanh công nghệ thông tin và viễn thông về vùng sâu, vùng xa phục vụ cho việc cung cấp thông tin cũng như các hoạt động khác, cụ thể bằng các phương thức, nội dung triển khai đề tài như trên, có thể giúp cho nhiều người dân ở đây có khả năng :

- Khai thác tìm tin trên CD/ROM, trên Internet, sử dụng các dịch vụ khác của Internet. - Đảm nhận được công tác tin học văn phòng như soạn thảo, in ấn văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý, tái chính, thuế...

- Mở ra một hướng mới mang tính đột phá về phương thức cũng như công nghệ trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đối với các địa phương, trong đó khẳng định :

+ Bằng phương thức đưa nhanh, đưa nhiều thông tin khoa học và công nghệ thiết thực có thể giúp các địa bàn vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân.

- Về mặt giáo dục tuyên truyền: Hấp dẫn, khích lệ được lớp trẻ về nhiều mặt, cụ thể như tạo niềm tin và cả niềm vui trong lao động sản xuất có thể làm giầu tại quê hương vùng sâu, vùng xa cùng mình đang sinh sống.

- Hình thành mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ của tỉnh từ sở KH&CN lan truyền đến các địa phương trong tỉnh, qua đó lồng ghép, ứng dụng đa phương tiện thông tin, công nghệ liên thông tốt và phù hợp làm cho việc cung cấp, xử lý các thông tin khoa học và công nghệ liên quan trong sản xuất, đời sống và lãnh đạo điều hành có nhiều triển vọng.

3.1.2) Hiệu quả kinh tế - xã hội

- Mô hình đã góp phần phục vụ trực tiếp việc tìm và cung cấp tại chỗ những thông tin phù hợp một cách nhanh chóng thiết thực. Đây chính là cầu nối, góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của cư dân trên địa bàn, làm tăng năng suất sản lượng vật nuôi, cây trồng.

- Người dân tiếp thu được những thành tựu về khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức đến với người dân về tác động của khoa học và công nghệ cũng như những truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Người dân đã dần dần thay đổi những phương thức canh tác truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, đã giúp cho bà con nông dân thay đổi cách nhìn và những suy nghĩ cục bộ trước đây.

- Thông qua mô hình này, người nông dân đã tin tưởng vào những chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước, giúp người nông dân khi thu hoạch nắm được giá cả sản phẩm của mình vì giá cả các nông sản được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Huyện.

- Được tiệp cận nhanh những thông tin mới nhất trong cả nước nói chung và những thông tin cụ thể tại các địa phương nói riêng. Những người nông dân không có điều kiện xem tin tức thời sự trong và ngoài nước trên truyền hình thì cũng thông qua trang thông tin điện tử của Huyện được kết nối trực tiếp với trang thông tin điện tử của Sở người dân có thể xem lại những chương trình thời sự này.

- Bằng công nghệ số hóa các nguồn tin, trên các vật mang tin hiện đại và kênh truyền tin trực tuyến và ngoại tuyến, tri thức khoa học và công nghệ được phổ biến trực tiếp tới người dùng tin ở cơ sở một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, liên kết các khâu giáo dục và đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.

- Người nông dân lần đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại và học nắm được công nghệ tạo niềm tin tự hào vào chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà Nước, trong đó có chính sách phát triển dựa và Khoa học và công nghệ, thấy tự tin trong công việc.

- Thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế để sáng tạo ra của cải vật chất. Hàm lượng tri thức từng bước được đưa vào các sản phẩm và dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

- Thông tin khoa học và công nghệ đã tới được tận người dùng tin cuối cùng, bỏ qua khâu trung gian, làm cho người dân có đủ thông tin cần thiết để giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

- Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ tạo ra cơ hội cho nông dân tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, giáo dục trong nước và quốc tế một cách bình đẳng như người dân sống ở thành thị.

- Trang web của Huyện giúp cho Huyện có thể tự giới thiệu về tiềm năng của mình những sản phẩm và dịch vụ của Huyện để giao dịch, trao đổi thông tin, giới thiệu, cháo bán sản phẩm... Trong tương lai chắc chắn phương thức này sẽ mang lại hiệu quả trên nhiều mặt và đây cũng chính là " cửa sổ" của Huyện để tiếp cận với thế giới bên ngoài. - Mô hình tổng hợp công nghệ thông tin và truyền thông, chuyên môn hóa quá trình thông tin khoa học và công nghệ từ khâu tạo nguồn, kênh truyền tin, người dùng tin đầu cuối và nhận tin phản hồi làm cho người nông dân không chỉ đơn thuần là người nhận tin mà còn là người xử lý thông tin, biến thông tin thành tri thức sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời tạo ra những tri thức mới thông qua việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ, cũng như kinh nghiệm làm ăn của Huyện mình với cộng đồng khác trong và ngoài nước.

- Các Điểm thông tin khoa học và công nghệ Huyện, trang thông tin điện tử Huyện, các vật mang tin... là những công cụ, góp phần từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ không chỉ phục vụ phát triển nông nghiệp nói riêng mà còn góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh nói chung.

3.1.3) Hiệu quả về mặt khoa học

Kết quả quan trọng của đề tài là việc xây dựng được mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ Huyện phù hợp và đã đem lại những hiệu quả nhất định.

- Bước đầu tạo dựng được cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN dạng số phong phú đa dạng (một số tài liệu chuyên đề) phục vụ người dân địa phương thụ hưởng Mô hình.

- Lập được các yêu cầu thông tin KH&CN cụ thể đối với các địa phương được chọn, từ đó chuyển giao, khai thác và phát triển tiếp tục các nguồn tin KH&CN thiết thực phục vụ hiệu quả tại các địa phương trong tỉnh

- Xây dựng mới và chuyển giao các sản phẩm, dịch vụ thông tin có khả năng phục vụ cho địa phương như việc giới thiệu, mua, bán các sản phẩm thông qua trang web.

3.1.4) Nguyên nhân thành công

Thứ nhất : chọn được địa bàn khả thi, nơi mà người dân có nhu cầu về thông tin khoa học và công nghệ thực sự để áp dụng vào đời sống và sản xuất, có nguyện vọng bức xúc áp dụng cái mới đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Thứ hai : Xây dựng được một mô hình thực tế, thiết thực, tiên tiến được địa phương hoan nghênh, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện

Thứ ba : Loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ được cung cấp là đúng và trúng với nguyện vọng và nhu cầu của người dân, phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân. Việc tạo ra các website cho các xã sử dụng các dịch vụ hiện đại nhất để trao đổi thông tin (Văn phòng điện tử, truyền tệp thư điện tử...) có tác dụng thiết thực, có ý nghĩa xã hội, chính trị và những tác động tâm lý to lớn đến mọi thành viên của Huyện.

Thứ tư : Quá trình triển khai đề tài đã thu hút được sự tham gia trực tiếp của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Tại đây, vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương được khẳng định và quyết định sự thành công hiệu quả của Mô hình.

Thứ năm : Các tổ chức khoa học và công nghệ của Trung Ương và địa phương đã hợp tác chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình triển khai mô hình, đồng thời lại nhận được sự quan tâm sâu sắc và đầy đủ của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh xuống Huyện, thị, xã. Đặc biệt, không thể không đề cập đến sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về chuyên môn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, Ban lãnh đạo Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc bộ KHCN, Ban lãnh đạo Sở KHCN các Tỉnh, phòng quản lý KHCN, phòng thông tin Sở hữu Trí tuệ thuộc Sở KHCN các tỉnh tham gia trực tiếp triển khai mô hình đã luôn chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết những công việc cụ thể thuộc nội dung của đề tài.

3.2) Yếu kém và nguyên nhân chủ yếu

Việc triển khai mô hình tại các Huyện ngay từ ban đầu đã gặp một số bất cập nhất định :

- Trong thực tế triển khai, do đặc thù các Huyện thuộc vùng sâu vùng xa cho nên trình độ dân trí tại các Huyện thụ hưởng về cơ bản là tương đối thấp. Điều này đã gây cản trở cho bà con trong việc tiếp cận với các trang thiết bị vốn rất hiện đại, xa lạ, và khó sử dụng.

- Mặt bằng "Tin trí" của cán bộ được phân công làm việc tại Trung tâm Thông tin KH&CN Huyện không cao cho nên hầu hết các kiến thức có được qua lớp tập huấn đã không sử dụng được nhiều, gây ra những hỏng hóc không đáng có, phải cài đặt lại ( như kết nối Internet, máy in, truy cập thư viện điện tử, ...), điều này gây cản trở cho sự vận hành của mô hình trên địa bàn Huyện, do vậy trong thời gian tới việc mở lớp đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ làm việc trực tiếp tại các Trung tâm thông tin này sẽ là rất cần thiết.

- Tại các Huyện còn chưa có chế độ khuyến khích cho nhóm cán bộ chuyên trách tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ như tặng thêm phụ cấp hàng tháng hoặc bồi dưỡng theo từng vụ việc. Cũng có thể tổ chức thành dịch vụ tìm và cung cấp thông tin,

Một phần của tài liệu Cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện - tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w