III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công nghệ phục vụ
3.1.2) Hiệu quả kinh tế-xã hội
- Mô hình đã góp phần phục vụ trực tiếp việc tìm và cung cấp tại chỗ những thông tin phù hợp một cách nhanh chóng thiết thực. Đây chính là cầu nối, góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của cư dân trên địa bàn, làm tăng năng suất sản lượng vật nuôi, cây trồng.
- Người dân tiếp thu được những thành tựu về khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức đến với người dân về tác động của khoa học và công nghệ cũng như những truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Người dân đã dần dần thay đổi những phương thức canh tác truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, đã giúp cho bà con nông dân thay đổi cách nhìn và những suy nghĩ cục bộ trước đây.
- Thông qua mô hình này, người nông dân đã tin tưởng vào những chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước, giúp người nông dân khi thu hoạch nắm được giá cả sản phẩm của mình vì giá cả các nông sản được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Huyện.
- Được tiệp cận nhanh những thông tin mới nhất trong cả nước nói chung và những thông tin cụ thể tại các địa phương nói riêng. Những người nông dân không có điều kiện xem tin tức thời sự trong và ngoài nước trên truyền hình thì cũng thông qua trang thông tin điện tử của Huyện được kết nối trực tiếp với trang thông tin điện tử của Sở người dân có thể xem lại những chương trình thời sự này.
- Bằng công nghệ số hóa các nguồn tin, trên các vật mang tin hiện đại và kênh truyền tin trực tuyến và ngoại tuyến, tri thức khoa học và công nghệ được phổ biến trực tiếp tới người dùng tin ở cơ sở một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, liên kết các khâu giáo dục và đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
- Người nông dân lần đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại và học nắm được công nghệ tạo niềm tin tự hào vào chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà Nước, trong đó có chính sách phát triển dựa và Khoa học và công nghệ, thấy tự tin trong công việc.
- Thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế để sáng tạo ra của cải vật chất. Hàm lượng tri thức từng bước được đưa vào các sản phẩm và dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
- Thông tin khoa học và công nghệ đã tới được tận người dùng tin cuối cùng, bỏ qua khâu trung gian, làm cho người dân có đủ thông tin cần thiết để giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ tạo ra cơ hội cho nông dân tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, giáo dục trong nước và quốc tế một cách bình đẳng như người dân sống ở thành thị.
- Trang web của Huyện giúp cho Huyện có thể tự giới thiệu về tiềm năng của mình những sản phẩm và dịch vụ của Huyện để giao dịch, trao đổi thông tin, giới thiệu, cháo bán sản phẩm... Trong tương lai chắc chắn phương thức này sẽ mang lại hiệu quả trên nhiều mặt và đây cũng chính là " cửa sổ" của Huyện để tiếp cận với thế giới bên ngoài. - Mô hình tổng hợp công nghệ thông tin và truyền thông, chuyên môn hóa quá trình thông tin khoa học và công nghệ từ khâu tạo nguồn, kênh truyền tin, người dùng tin đầu cuối và nhận tin phản hồi làm cho người nông dân không chỉ đơn thuần là người nhận tin mà còn là người xử lý thông tin, biến thông tin thành tri thức sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời tạo ra những tri thức mới thông qua việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ, cũng như kinh nghiệm làm ăn của Huyện mình với cộng đồng khác trong và ngoài nước.
- Các Điểm thông tin khoa học và công nghệ Huyện, trang thông tin điện tử Huyện, các vật mang tin... là những công cụ, góp phần từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ không chỉ phục vụ phát triển nông nghiệp nói riêng mà còn góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh nói chung.