0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Thực trạng và động thái phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 -59 )

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG

5. Thực trạng và động thái phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm tăng hơn 20%. Với ngành hàng nông sản, năm 2006 xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và mức tăng trưởng đạt hơn 20% so với năm trước. Trong nhóm nông sản hiện có 3 loại cây được xếp vào “ câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD”. Đó là lúa, cao su, cà phê.

Cùng với sự gia tăng nhanh của sản lượng lúa, Việt Nam từ một nước nhập khẩu ròng lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu ròng về gạo. Từu năm 1989 năm gạo Việt Nam chính thức gia nhập thị trường thế giới đến nay đã 18 năm, trong đó có 15 năm Việt Nam giữ vị thế thứ 2 thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu (chỉ có 3 năm đứng thứ 3 sau Thái Lan và ấn Độ) và vượt Hoa Kỳ liên tục từ những năm 1990 đến nay. Từ năm 1991-1999, xuất khẩu gạo của nước ta tăng trung bình 14% về lượng và 16% về giá trị. Những năm 200-2002 xuất khẩu Việt Nam chậm lại do sự

suy giảm chung của thị trường thế giới. Và từ năm 2003 đến nay, xuất khẩu gạo đã hồi phục cả về lượng lẫn giá trị. Năm 2005 đã tăng gấp 4,8 lần về lượng và 5,7 lần về kim ngạch so với năm 1991 đạt 4,993 triệu tấn với giá trị 1,33 tỷ USD (cao nhất từ trước đến nay). Riêng năm 2006, do sự hoành hành của dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá ở ĐBSCL (vựa lúa chính của cả nước) nên buộc phải tạm ngừng xuất khẩu một thời gian đã khiến giá trị xuất khẩu chỉ đạt 92% kế hoạch đã đề ra, giảm 20 triệu USD so với năm trước. Lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo không chỉ gây thất thu trên diện rộng vụ lúa vừa qua mà còn đe doạ vụ tới. Do vậy, tác động cơn sốt gạo thế giới đẩy giá lúa trong nước, đặc biệt là khu vực phía Nam lên cao, đã nhanh chóng “hạ nhiệt” và an ninh lương thực không còn bị đe doạ. Khi an ninh lương thực không còn bị đe doạ thì ngay lập tức có sự nới lỏng cho những hợp đồng đến hạn giao hàng và tầu cập cảng. Lượng gạo xuất khẩu tuy không đạt chỉ tiêu song không ảnh hưởng đến kim ngạch vì càng cuối năm giá bán càng được cải thiện. Hơn thế nữa việc học sốt giá gạo ít nhiều đã góp phần giữ chỉ số tăng trưởng giá chung cả năm đạt mục tiêu thấp hơn mức tăng trưởng GDP và thấp hơn năm 2005.

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện tương đối ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua. Tốc độ tăng xuất khẩu gạo có tỉ lệ tấm ít đã nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung, tỉ lệ gạo chất lượng thấp đang giảm dần. Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong khâu chế biến và những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn tới giá bán và thị trường trong xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng gạo Việt Nam chưa bắt kịp với các nước xuất khẩu khác nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Giống là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng gạo

của nước ta. ở một số địa phương hiện nay vẫn trồn đại trà các giống lúa cũ đã thoái hoá hoặc các giống lúa lai của Trung Quốc ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dài hạt, độ trong, điểm bạc bụng của gạo xuất khẩu. Mặt khác do phong trào sản xuất hướng vào năng xuất và sản lượng trước đây đã làm mất đi nhiều giống lúa đặc sản quý có phẩm chất gạo cạnh tranh được làm gạo Thơm hay Hương nhài của Thái Lan.

Thứ hai: Dù đã xuất khẩu gạo 18 năm nay nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy

hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu: vùng nào, địa phương nào, diện tích bao nhiêu, cơ cấu giống lúa, hệ thống thu mua thích hợp, tổ chức sản xuất thế nào cho hợp lý… Một số vùng và địa phương đã hình thành quy hoạch nhưng vẫn mang tính tự phát, cục bộ. Kể cả dự án “1 triệu tấn lúa chất lượng cao” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tại ĐBSCL và 300.000 ha ở ĐBSH cũng chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Thứ ba: Đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân là cản

trở cho sản xuất lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ nhất tại ĐBSH. Với quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, giống lúa tình trạng sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu; doanh nghiệp thì khó khăn trong hoạt động thu gom, chế biến, xuất khẩu. Ngay cả ở vùng ĐBSCL (chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu), tuy diện tích đất canh tác bình quân đầu người cao nhất cả nước nhưng nhược điểm trên cũng chưa được khắc phục. Toàn vùng có 1.700 trang trại trồng lúa hàng hoá nhưng quy mô đất lúa trung bình 1 trang trại từ 3 – 5 ha chiếm gần 60%, chỉ có 4,9% có quy mô trên 10 ha. Với quy mô nhỏ như vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất lúa bị hạn chế rất nhiều.

Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuât phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu

còn yếu kém lại phân bố không đều. Hiện nay công tác bảo quản và lưu trữ sau thu hoạch của nước ta còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho dự trữ của ta phần lớn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên tỷ lệ hư hao do nấm mốc, côn trùng và chuột còn cao. Theo nghiên cứu của viện lúa ĐBSCL sau 4 tháng lưu trữ có 4 loại côn trùng cánh cứng, 11 loại nấm, chuột làm hao hụt và giảm chất lượng gạo. Độ ẩm cho phép của hạt gạo là 14% bị vượt quá ngưỡng cho phép lúa sẽ nảy mầm hoặc có biến đổi về chất lượng, nhưng phần lớn kho dự trữ của ta rất khó để hạt lúa duy trì độ ẩm đó. Mặt khác, 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế bién tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa,. Bởi hệ thống nhà máy xay xát đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều hàng hoá phục vụ xuất khẩu khác ở ĐB SCL và ĐBSH, duyên hải NTB… lại không có các nhà máy

chế biến và đánh bóng gạo hiện đại. Chính vì những lý do trên nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt, tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao so với gạo Thái Lan và Mỹ. Điều này là trở ngại rất lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.

* Giá cả (Giá trong nước và giá xuất khẩu):

Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, tỷ lệ tổn thất sau khi thu hoạch đối của lúa gạo của Việt Nam vào loại cao nhất tại Châu á, dao động trong khoảng 9-17%, thậm chí 20-30%, tuỳ theo từng khu vực và mùa vụ. Điều này đồng nghĩa với việc giá thành gạo Việt Nam bị đẩy lên 9-17%. Trong khi đó tại một số quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, như ấn Độ, con số này chỉ là 3-3,5%;’ Bangladesh 7%; Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepan 4-22%...(theo Vinanet). Nguyên nhân chủ yếu do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành lúa gạo nói riêng.

Bên cạnh những yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí xuất khẩu, mức độ chênh lệch cao giữa giá trong nước và giá tại cảng là điều bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thương mại thế giới. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50-80% chi phí của Thái Lan. Do vậy chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam bình quân từ 90-110 USD /tấn, đặc biệt vụ Đông Xuân 2002 giá thành sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 920-1000 đồng/kg, trong khi chi phí của Thái Lan là 120-150USD/tấn (tỷ giá 35bat/USD). Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá giao tại cảng lại khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam cao. Điều đó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ. Chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng Sài Gòn cao chiếm 1,6% giá xuất khẩu, ở Thái Lan chi phí này bằng ẵ Việt Nam, tốc độ bốc dỡ chậm so với Thái Lan 6 lần, làm tốn thêm 6.000USD/ngày.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 -59 )

×