Thực trạng chế biến lúa gạo hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 53)

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG

2.Thực trạng chế biến lúa gạo hiện nay

Xay xát chế biến, bảo quản lương thực có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng lương thực, làm tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả của nghề nông. Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong toàn bộ quá trình vận động của lương thực từ sản xuất tới tiêu thụ ở Việt Nam. Trong nền nông nghiệp Việt Nam, mỗi loại nông sản có sự thay đổi tỷ lệ giữa bộ phận sản phẩm dùng để tiêu dùng tại chỗ và sản phẩm hàng hoá. Do vậy việc tác động của khoa học và công nghệ đối với sản xuất tiêu dùng hay hàng hóa xuất khẩu có yêu cầu khác nhau. Hiện nay, đối với thóc gạo xuất khẩu chúng ta đã áp dụng một số tiến bộ khoa học và công nghệ, nhưng chất lượng gạo vẫn chưa cao, sức cạnh tranh yếu, nhất là so với gạo Thái Lan hay Mỹ. Vấn đề đặt ra là phải bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ thích ứng ở công đoạn trước thu hoạch và sau thu hoạch (phơi sấy,làm sạch, phân loại, bảo quản, xay xát, chế biến…) nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

Thực tế cho thấy mức đọ tăng năng suất cây trồng trên đồng ruộng ngày càng khó khăn, đó là chưa kể tới hậu quả của thiện tai. Mất mùa ngoài đồng là hiện tượng dễ nhận thấy nhất và mọi cấp đang nỗ lực để hạn chế đến mức thấp nhất. Trong lúc đó tổn thất lương thực sau thu hoạch ( hiện tượng này đựơc gọi là “mất mùa trong

nhà”) đã xảy ra trên tất cả các hệ thống sau khi thu hoạch: vận chuyển, tuốt hạt, phơi khô, làm sạch, phân loại, đến quá trình bảo quản, xay xát chế biến, thương mại và tiêu dùng. Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) thì tuỳ theo yếu tố môi trường, mức độ mau hỏng của mỗi loại lương thực và tuỳ theo các kỹ thuật và công nghệ bảo quản mà mức độ hư hỏng khác nhau và có thể lên tới 100%. Tại nước ta thì mức tổn thất trung bình sau thu hoạch lúa là 10 -16% sản lượng thu hoạch. Như vậy, chỉ tính riêng ở đồng bằng sông Hồng tổn thất hàng năm vào khoảng 470 – 600 ngàn tấn gạo có giá trị từ 95 – 115 triệu usd. Đối với cả nước nếu suy ra từ tỷ lệ thất thoát này thì thấy tổn thất là rất lớn. Vì vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong công đoạn sau thu hoặc sẽ hạn ché mức độ tổn thất một lượng lương thực rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, đồng thời giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn công nghiệp hoá.

Hiện nay tình trạng công nghệ ở một số khâu như sau:

+ Tuốt lúa: Hiện nay phần lớn lúa đã được tuốt bằng máy. Số lượng máy tuốt đã tăng nhanh từ năm 1990, tới nay có khoảng 200.000 cái, trong đó ĐBSCL chiếm 35%, ĐBSH 26%. Máy móc đã làm tăng năng suất lao động, giảm nhẹ sự vất vả của nông dân. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng nông dân phải tuốt lúa thủ công.

+ Phơi sấy: Phần lớn lúa đựơc phơi nắng cho khô. Trong cả nước 90% nông hộ có sân phơi nhưng ở ĐBSCL chỉ có 76% nông hộ có sân phơi. Trong số có khoảng 71% có sân xi măng hoặc gạch. Chế độ phơi như vậy tiết kiệm năng lượng nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá nhất là vào vụ hè thu ở ĐBSCL.

Hiện nay trong nước đã xuất hiện nhiều loại máy sấy chất lượng tốt. Tuy vậy giá thành còn cao, chỉ phù hợp nhiều hơn cho điều kiện sản xuất hàng hoá lơn nên chưa phát triển mạnh.

+ Bảo quản: Nông dân bảo quản lúa tại nhà. Những vùng có nhiều lúa gạo như ĐBSH và ĐBSCL khoảng 55 – 60 % nông hộ có phương tiện bảo quản chuyên dùng, còn ở miền núi bắc bộ chỉ có khoảng 30%. ở ĐBSCL các hộ có phương tiện bình quân tới 10 tấn, còn ở ĐBSH chỉ khoảng 2.7 tấn/ hộ.

Phần lớn các cơ sở xay xát có kho chứa với quy mô từ 10 tấn ở ĐBSh tới hàng chục tấn ở ĐBSCL, các cơ sở này thường trữ gạo từ 1 đến 3 tháng.

Các doanh nghiệp có kho lớn, với tổng công suất lên tới 3,9 triệu tấn trong đó 2.4 triệu tấn kho hiện có 1,5 triệu tấn kho bán kiên cố. Tuy vậy mạng lưới kho đa số được xây dựng từ lâu năm, một số không còn phù hợp về vị trí nên có tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Nhìn chung, chất lượng kém, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.

+ Xay xát, tái chế: Hiện nay cả nước có khoảng 14 – 15,5 tấn gạo/năm, trong đó quốc doanh có 5400 máy xay xát với công suất 27150 tấn gạo/ca hay quản lý 34%, ngoài quốc doanh là 66%.

Năng lực thiết bị tái chế gạo xuất khấu trong vài năm gần đây đã tăng nhanh nay đạt công suất khoảng 3,7 triệu tấn/năm.

Biểu 4: Phân bổ năng lực chế biến ở các vùng Đơn vị tính: Triệu tấn Xay xát Tái chế Cả nước 15,2 3,7 Miền Bắc 5,2 0,55 Miền Trung 1,4 0,15 Miền Nam 8,6 3,00

Nguồn : Bộ thương mại

Trừ một số máy móc được trang thiết bị thời gian gần đây, phần lơn máy xay xát đang sử dụng ở nước ta (nhất là miền Bắc) đều đã cũ, chất lượng và hiệu quả thấp, tỉ lệ thu hồi gạo chỉ đạt 65 – 70 %, gạo nguyên 45 – 50%, tỉ lệ gẫy 15 -20%, trong khi các nhà máy mới có thể đạt tỷ lệ thu hồi 75 – 80%, tỉ lệ gạo nguyên 55 – 60%.

Nói tóm lại, hệ thống cơ sở vật chất này vừa thiếu lại vừa yếu. Việc đầu tư còn mang tính tự phát riêng rẽ, thiếu đồng bộ, tập trung trong khu vực tư nhân là chính, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chưa đáng kể. Hơn thế nữa việc cải tiến kĩ thuật mới chỉ giới hạn ở khâu xay xát chứ chưa chú trọng đồng bộ ở các khâu liên hoàn khác (như: phơi sấy làm sạch tạp chất căn bản trước khi xay, vận chuyển, bảo quản) nên hiệu quả của hệ thống xay xát nói chung còn thấp thể hiện qua qui cách phẩm chất gạo Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Thái Lan. hiện thực này dòi hởi cần có những giải pháp hỗ trợ giúp đỡ đầu tư để giảm xuống ít nhất và tiến tới không còn phần trăm náo cho sự “ mất mùa trong nhà”.

3.Cân đối lương thực:

Sản xuất lương thực có nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng cường lực lượng dự trữ góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển chăn nuôi.

Bảng cân đối lương thực hàng năm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành các quan hệ giữa sản xuất lưu thông lương thực, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Xu hướng phổ biến của thế giới là mức lương thực bình quân đầu người dùng để ăn trực tiếp giảm khi dân chúng ngày càng giàu lên.

Bên cạnh đó còn có xu hướng tăng nhanh nhu cầu lương thực dùng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi và tăng dự trữ để đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra nhu cầu lương thực tiêu dùng thay đổi theo mỗi vùng, mỗi miền tuỳ thuộc vào tập quán tiêu dùng, khả năng sản xuất hay mức độ tiếp cận nguồn lương thực.

Cân đối lương thực giúp cho các nhà quản lý thấy được nhu cầu, phân bổ lương thực bảo đảm cho các nhu cầu, phân bổ lương thực đảm bảo cho các nhu cầu và thấy được mức dư thừa hay thiếu hụt của mỗi vùng, mỗi miền cụ thể. Từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra chính sách thích hợp nhằm điều hoà linh hoạt từ vùng thừa sang vùng thiếu và tổ chức việc lưu thông lương thực nhằm bảo đảm ổn định thị trường giá cả trong nước, nâng cao hiệu quả xuất khẩu lương thực.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 53)