Tình hình xuất khẩu chế biến lúa gạo của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẠO HIỆN NAY VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG

1.Tình hình xuất khẩu chế biến lúa gạo của nước ta hiện nay

1.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa gạo hàng hóa.

* Tình hình chung

Sản lượng lương thực (trong đó lúa là chủ yếu) luôn được xem là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nền nông nghiệp nước ta trong nhiều thời kỳ. Nhìn lại thời gian hơn 70 năm qua, đặc biệt là từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam đã thành công trong chiến lược này.

Trong thời kỳ 1930 – 2007, dân số Việt Nam gấp 4 lần, từ 20 triệu người lên hon 85 triệu người, dẫn đến bình quân diện tích trên đầu người giảm dần, từ 2.548 m2

(1930) xuống 703m2 (1998);tuy nhiên, bình quân lương thực trên đầu người mỗi năm lại tương đối ổn định và tăng dần. Trong cả một thời gian dài tất nhiên không thể tránh khỏi những thăng trầm của quá trình phát triển sản xuất do những đặc điểm tương ứng với từng giai đoạn.

Được triển khai từ những năm 1960 ở miền Bắc và tiếp tục ở miền Nam sau ngày giải phóng (1975) công cuộc “hợp tác hoá” đã có những đóng góp tích cực, đặc biệt là việc huy động sức người , sức của cho mặt trận để có được chiến thắng lịch sử

1975. Tuy nhiên, khi đã kết thúc chiến tranh và bước vào giai đoạn xây dưng, phát triển kinh tế, phong trào “hợp tác hoá” đã bộc lộ nhiều nhược điểm, tỏ ra không phù hợp với yêu cầu mới. Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã kìm hãm lực lượng sản xuất. Sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ.

Lúc này, nhiệm vụ giải quyết lương thực luôn là nỗi lo âu, là gánh nặng của toàn Đảng, toàn dân, là gánh nặng của cả đất nước. Năm 1987 sản xuất lương thực của cả nước (gồm lúa là chủ yếu), đạt 18,37 triệu tấn thì đến năm 1988 giảm xuống 17,5 triệu tấn(tức là sụt 80 vạn tấn) trong khi dân số lại tăng thêm 1,5 triệu người. Bình quân lương thực năm 1987 là 300,8 kg/người tụt xuống còn 280 kg/người vào năm 1988 (nếu chỉ tính riêng miền Bắc chỉ còn 238,6 kg/ người).

Sản xuất lương thực không đủ, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1.28 triệu tấn lương thực (gạo, mì, ngô) để đưa thêm vào cân đối nhưng vẫn thiếu. Hậu quả là năm 1989, ở 21 tỉnh thành phố có trên 9,3 triệu người thiếu ăn, chiếm 39,5% nhân khẩu trong đó 3,6 triệu người đói trầm trọng.

Ngày 5/4/1989 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp. Nghị quyết thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân, và trong nông nghiệp thì có hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ được giao lại cho hộ gia đình nông dân. Nông dân được quyền quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra trên phần đất được giao lại của họ.

Từ năm 1990 đến nay, sản xuất lương thực (vẫn chủ yếu là lúa), liên tục tăng bình quân hằng năm gần 1 triệu tấn. Việt Nam đã thực sự có sản xuất lúa hàng hoá. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, tập quán tiêu dùng…những yếu tố có tác động mạnh tới chất lượng và giá trong quá trình sản xuất, nên chỉ có khu vực đồng bằng sông Cửu Long mới thực sự là khu vực sản xuất lúa hàng hoá của

Việt Nam.

* Sản xuất lúa hàng hóa ở một số vùn (ĐBSCL).

Tình trạng sản xuất lúa hàng hoá ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 3,9 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hiện đang sử dụng trên 2.6 triệu ha. Dân số toàn vùng trên 16 triệu người. Đây là vùng sản xuất lúa quan trọng nhất nước ta. Hằng năm sản lượng khoảng 50% tổng

sản lượng cả nước. Điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi cho việc trồng lúa. Đất vùng ĐBSCL với độ phì nhiêu cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cân đối và tỷ lệ các chất dễ tiêu cao. nước tưới được xem như một thuận lợi cho việc trồng lúa, ngay cả mùa khô vẫn đủ nước tưới cho vụ Đông Xuân.

Khí hậu, đặc biệt là năng lượng bức xạ mặt trời cao, nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa không cao, ít có bão, không có mùa lạnh…là những điều kiện hết sực thuận lợi cho việc trồng lúa ở khu vực phát triển.

Những năm vừa qua chính phủ đã có nhiều dự án lớn để phát triển kinh tế ở ĐBSCL đặc biệt là các dự án về thuỷ lợi. Hàng chục ngàn tỷ đồng đã được đầu tư để nạo vét các hệ thống kênh mương cũ , đào đắp hàng nghìn cây số kênh mương mới các loại, xây dựng các trạm bơm. Tới nay, toàn vùng có tời gần 60% diện tích cây lúa được đảm bảo tưới tiêu chủ động. ĐBSCL hiện nay là vùng lúa có tỷ lệ cơ giới hoá cao nhất nước,với gần 1 ngàn máy gặt đập liên hợp, hơn 6.500 máy cầy.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)