Đặc điểm về gạo xuất khẩu của Việt Nam qua cá thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

1.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hoá nói chung trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đã đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hơn 47 tỉ USD. Cơ cấu xuất khẩu đã đạt được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Nếu như năm 1992 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD (dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may) thì nay có thêm các mặt hàng khác (cà phê, điều, cao su, giày dép, than đá, điện tử, hàng thủ công mĩ nghệ và hàng rau quả). Việc thực hiện chủ trương phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất là hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị xoá bỏ; đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch; về cơ bản thực hiện được chủ trương tđa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế… tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển quan hệ mới.

Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế và xoá bỏ cơ chế xin – cho, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi xuất, tỉ giá thông qua các chương trình hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập quỹ hỗ trợ, quỹ thưởng chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu. Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện: Luật thương mại đã được thông qua.

Có được như vậy là do công cuộc đổi mới của Đảng đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu.

Mặt khác, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần thúc đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm kèm theo các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất trong đó có gạo, cho các địa phương và các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, tồn tại của xuất khẩu nói chung là quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu (kể cả gạo) chưa thật ổn định, bền vững. Tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu còn khá cao. Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong lĩnh vực ngành nói riêng chưa bám tín hiệu của thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng thiêu thụ chưa thoả đáng. Nhiều hình thức kinh doanh đã trở thành phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta lại chưa phát triển. Dịch vụ thu ngoại tệ chưa được đặt đúng vị trí cần có của nó.

Sự hiểu biết thị trường nước ngoài còn hạn chế. Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp. Về phía mình, nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại vào Nhà nước, thụ động chờ khách hàng. Đối với một số thị trường, hàng xuất khẩu vẫn còn phải bán qua trung gian.

Việc hội nhập kinh tế thế giới và khu vực còn không ít lúng túng. Nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.

Công tác quản lý Nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ động. Sự phối hợp giữa các ngành các Bộ, các địa phương đã có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ.

Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này, nhưng phải kể đến những nguyên nhân cơ bản nhất, đó là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu; nước ta nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp lại bị bao vây cô lập khá lâu, thực tế mới chuyển sang cơ chế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu trong khoảng 10 năm nay nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hơn nữa, trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương

châm hướng mạnh ra xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn lúng túng.

Cùng với sự phát triển của sản xuất nói chung. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng Cửu Long nói riêng và việc xuất khẩu gạo hơn 10 năm qua cũng đã đạt được một số kết quả, nhưng cũng còn rất nhiều bất cập cần phải tháo gỡ.

2.1. Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)