Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam (Trang 27 - 32)

Môi trường vĩ mô là môi trường của tòan nền kinh tế quốc dân.Là môi trường đa yếu tố bao gồm các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm sóat được.Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Vì vây để có thể nhận thức rõ hơn tác động của môi trường vĩ mô đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta phân tích môi trường vĩ mô theo 4 nhóm như sau.

a, Môi trường nền kinh tế và công nghệ

* Môi trường kinh tế

Môi trường nền kinh tế bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực trạng của nền kinh tế, xu hướng vận động của nó trong tương lai hay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều có thể tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau.Các yếu tố quan trọng của môi trường này mà chúng ta cần phân tích là:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh.Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái làm giảm khả năng tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Lãi suất cho vay của các ngân hàng: nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.Khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp , lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm.

Do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn

- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ: tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Xu hướng tăng giảm của tỷ giá hối đoái hay việc lựa chọn đồng ngoại tệ trong giao dịch XNK có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Một đồng nội tệ mạnh sẽ có lợi cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp đó, ngược lại nếu đồng nội tệ yếu so với đồng ngoại tệ thì sẽ có lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.

- Tỷ lệ lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát: Lạm phát làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc dự đoán, lập kế hoạch kinh doanh. Lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế, thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm sự tăng trưởng .Mức lạm phát cao thường là nguy cơ đối với doanh nghiêp

- Tiềm năng của nền kinh tế: yếu tố phản ánh các nguồn lực có thể được huy động và chẩt lượng của nó như tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia… có lien quan đến định hướng và tính bền vững trong phát triển của doanh nghiệp

- Họat động ngoại thương, xu hướng đóng mở của nền kinh tế: Nó có tác động mạnh mẽ đến các cơ hội phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tác động đến các điều kiên của cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

- Mức độ hòan thiện của hệ thống thuế trong nền kinh tế: yếu tố này liên quan đến sự công bằng trong cạnh tranh, có ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Nó thể hiện hướng ưu tiên phát triển trong nền kinh tế và cần được xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngoài ra thì một số yếu tố khác của nền kinh tế như: mức tiết kiệm và tiêu dùng của dân chúng, kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng nền kinh tế… cũng cần được quan tâm xem xét.

* Yếu tố khoa học – công nghệ:

- Trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế

- Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế, trong nghành kinh tế, trong từng doanh nghiệp

- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển công nghệ …

Đối với các doanh nghiệp thương mại nó có tác động đến chi phí cá biệt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm( giảm giá, chất lương tăng). Bên cạnh đó việc ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học – công nghệ trong hoạt động thương mại cũng làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm kê….

b, Môi trường chính trị và pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường này và xu hướng biến động của nó có tác động đến doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau.Một thể chế chính trị ổn định , pháp luật hòan thiện rõ ràng, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách lớn… sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Ngược lại, một thể chế chính trị luôn biến động bất ổn, hệ thống luật pháp còn chưa hòan thiện sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Tuy nhiên sự thay đổi của điều kiện chính trị, pháp luật có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác.Ví dụ như thay đổi biểu thuế XNK có thể tạo cơ hội cho ngành kinh doanh này, tạo nguy cơ thua lỗ cho ngành kinh doanh khác.

Do đó, một doanh nghiệp thương mại muốn thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì cần tiến hành phân tích, nghiên cứu và dự báo về các yếu tố này. Bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao và các chính sách ngoại giao - Sự hòan thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật , chính sách

- Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí. Các quy định về cạnh tranh , chống độc quyền, về bảo vệ quyền lợi của các công ty, quyền lợi của người tiêu dùng….

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế. Các chiến lược quy hoạch , kế hoạch phát triển thương mại của Nhà Nước và của các địa phương

c, Môi trường văn hóa – xã hội và tự nhiên.

* Môi trường văn hóa và xã hội.

Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêu dùng.Nó có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi tới nhu cầu, hành vi của con người trong cả sản xuất và tiêu dùng. Các địa phương khác nhau trong cùng một nước hay các quốc gia khác nhau thì có phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau nên tạo ra cơ cấu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khác nhau. Điều đó ảnh hưởng lớn tới các chính sách tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời thì thường là chậm và khó nhận biết hơn các yếu tố văn hóa thứ phát, ngoại lai đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ tác động của các yếu tố này.

Sau đây là một số yếu tố văn hóa xã hội cần chú ý:

- Dân số, xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ gia tăng dân số - Hộ gia đình và xu hướng vận động, sự dịch chuyển của dân cư

- Dân tộc, tôn giáo, nền văn hóa. Các phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý, phong cách sống….

- Thu nhập của các tầng lớp dân cư, xu hướng vận động, phân bố thu nhập giữa các nhóm người tiêu dùng và các vùng địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghê nghiệp, lao động nữ, các tầng lớp xã hội

* Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp quan tâm ngay từ khi bắt đầu đi vào họat động và trong suốt cả quá trình tồn tại, phát triển của mình. Những sự biến đổi của điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững

của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng. Những yếu tố cơ bản cần quan tâm nghiên cứu gồm

- Vị trí địa lý

- Thời tiết( mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán…), khí hậu, tính chất mùa vụ: ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, bảo quản dự trữ hàng hóa, chu kỳ tiêu dùng..

- Các vấn đề về cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh …

d, Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường và của doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh bao quanh các doanh nghiệp với các yếu tố như sau:

- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Bao gồm các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh. Vai trò và khả năng của Chính Phủ trong điều khiển cạnh tranh

- Số lượng đối thủ cạnh tranh: Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đối thủ cạnh tranh thứ cấp. Đây là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thị trường

+ Thị trường cạnh tranh thuần túy: Có nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và sản phẩm đồng nhất. Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặt giá.

+ Thị trường cạnh tranh hỗn tạp: Có một số đối thủ có quy mô lớn so với quy mô của thị trường đưa ra bán các sản phẩm đồng nhất cơ bản. Giá được xác định theo thị trường, đôi khi có thể có khả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp

+ Thị trường cạnh tranh độc quyền: Có một số ít đối thủ có quy mô lớn đưa ra bán các sản phẩm không đồng nhất. Doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn tòan tùy ý mình .

+ Thị trường độc quyền: Chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường. Không có đối thủ cạnh tranh. Hòan toàn có quyền định giá

- Ưu, nhược điểm của các đối thủ: liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: thị phần, tiềm lực tài chính, lợi thế cạnh tranh, mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hóa…từ đó xác định vị thế của đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp trên thị trường để xác định chiến lược cạnh tranh thích ứng

- Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ: Liên quan đến mục tiêu và cách thức cạnh tranh của từng doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược cạnh tranh khác nhau nhưng thường thì dựa trên vị thế của nó trên thị trường. Có các vị thế như: doanh gnhiệp dẫn đầu, doanh nghiệp thách thức, doanh nghiệp theo sau, doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam (Trang 27 - 32)