Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam (Trang 36 - 40)

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố mang tính chủ quan và dường như doanh nghiệp có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó.Các nhân tố bên trong có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường . Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thép có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, trong đó quan trọng nhất là các nhân tố dưới đây

a, Khả năng về tài chính

Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng huy động và hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh XNK thép thì quá trình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn (bao gồm vốn CSH, vốn huy động, tái đầu tư…) .Do đó tiềm lực về tài chính có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi nguồn vốn kinh doanh lớn, ổn định hay có khả năng huy động cao thì sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, khi doanh nghiệp mà tiềm lực tài chính không đủ mạnh sẽ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong ngành đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn.

b, Nguồn nhân lực

Khi phân nguồn nhân lực trên khía cạnh là một yếu tố bên trong có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì ta có thể xem xét nguồn nhân lực theo 2 nhóm: Ban lãnh đạo doanh nghiệp; Đội ngũ nhân viên quản lý và công nhân.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người ra quyết định điều hành và quản lý doanh nghiệp. Một ban lãnh đạo giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm, có quan hệ tốt với bên ngoài …sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ có lợi nhuận mà còn tạo dựng và duy trì uy tín lâu dài. Điều này phần nào làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Còn đội ngũ nhân viên quản lý và công nhân cũng có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như: phong cách quản lý, kinh nghiệm công tác, trình độ tay nghề, năng suất lao động, kỷ luật lao động…

c, Trình độ tổ chức, quản lý

Trình độ tổ chức quản lý của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua trước hết là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó, tiếp đến là bộ máy quản trị, hệ thống thông tin của doanh nghiệp, nề nếp văn hóa của doanh nghiệp đó..

Trình độ tổ chức quản lý cũng có những tác động nhất định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi mà doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phù hợp, gọn nhẹ làm việc có hiệu quả, hệ thống thông tin thông suốt, có chất lượng và có một bầu không khí làm việc hòa đồng… sẽ giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp tiến triển , suôn sẻ đạt hiêu quả kinh doanh cao. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó so với các đối thủ trên thị trường

d, Khả năng kiểm sóat nguồn cung cấp và dự trữ hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp thương mại mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thép thì nguồn cung ứng và khả năng dự trữ hàng hóa là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh.Yếu tố này ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ tới kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tới khâu tiêu thụ hàng hóa.Nếu doanh nghiệp không thể kiểm soát được hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa, kế hoạch dự trữ hàng hóa thì có thể sẽ phá vỡ các hợp đồng kinh doanh hoặc làm hỏng chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.Làm cho doanh nghiệp tổn thất về tiền của và uy tín cũng như các mối quan hệ làm ăn… Làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường.

e, Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh

Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh là những yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng

trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá thành của hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Yếu tố này có liên quan đến mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.

Một doanh nghiệp mà có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,công nghệ sản xuất tiên tiến thì sản phẩm sẽ có chất lượng, giá cả phải chăng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Đem lai lợi nhận cho doanh nghiệp

f, Hoạt động Marketing

Hoạt động Marketing của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề như phân tích khách hàng, các hoạt động mua và bán, công tác kế hoạch về sản phẩm và dịch vụ, vấn đề định giá,phân phối, công tác nghiên cứu Marketing, phân tích cơ hội và trách nhiệm xã hội…Hệ thống Marketing hiệu quả đảm bảo đem lại những thông tin chính xác kịp thời về sự phát triển của thị trường , đặt cách nhìn về phía khách hàng, đánh giá về những nhà phân phối, bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác. Qua đó doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị trường, nhu cầu khách hàng và đề ra các chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường, tạo uy tín với bạn hàng.

h, Tiềm lực vô hình

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh đó thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn , chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng.

Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp thể hiện ở những nội dung sau:

- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Một doanh nghiệp có hình ảnh và uy tín tốt sẽ kích thích khách hàng quan tâm đến sản phẩm và điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sản phẩmcủa mình hơn.

- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: Hình ảnh và uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại. Ban lãnh đạo có mối quan hệ xã hội tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều mối làm ăn, nhiều hợp đồng, thuận lợi trong quá trình kinh doanh.

Những lực vô hình này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH XNK Thành Nam (Trang 36 - 40)