Phân công trách nhiệm thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 2020 (Trang 28 - 32)

3. Tổ chức thực hiện đề án

3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện

3.1.1. Ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống

Đánh giá thực trạng và các điều kiện tổ chức thực hiện công tác quản lý GDKNS ở trường THPT Tràng Định; phân tích nhưng điểm mạnh yếu trong nhà trường. Xác đinh mục tiêu, chất lượng cần đạt sau khi thực hiện đề án.

Xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở GDĐT phù hợp với thực tế của tỉnh Lạng Sơn và trường THPT Tràng Định Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, khả thi, hiệu quả.

Xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ đáp ứng yêu cầu hoạt động GDKNS cho HS.

Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án, điều chỉnh đề án cho phù hợp với thực tế trong từng thời điểm.

Xây dưng phương án, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, tập trung nguôn lực, tổ chức thực hiện theo tưng bước, từng giai đọan cụ thể của Đề án. Triển khai cụ thể từng bước:

Tuyên truyền tới CB, giáo viên, HS, cha mẹ HS vai trò, tầm quan trọng của GDKNS trong nhà trường. Xác định yêu cầu, mục tiêu và tính cấp thiết của nội dung chương trình Dề án. Chú trọng các nội dung nâng cao chất lượng quản lý GDKNS trong nhà trương. Phân công nhiệm vụ trong cán bộ quản lý và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Hướng dẫn xây dựng và duyệt kế hoạch GDKNS của các Tổ chuyên môn, các khối trưởng chủ nhiệm và các giáo viên chủ nhiệm lớp.

Liên hệ với các chuyên gia, nhà sư phạm có kinh nghiệm GDKNS; tổ chức định hướng xây dựng chương trinh kiến thức quản lý và giáo dục kỹ năng sống.Thành lập nhóm cốt cán; xây dưng nội dung chương trình tập huấn.

Đầu tư kinh phí cho việc bổ sung, mua sắm CSVCTB, tài liệu phục vụ hoạt động GDKNS.

Triển khai thực hiện các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, trình độ tổ chức GDKNS cho đội ngũ CB, giáo viên, NV.

Triển khai thực hiện các nội dung chương trình của Đề án theo kế hoạch, tổ chức đồng thời các nội dung giáo dục kỹ năng sống và xây dưng môi trường sư phạm trong nhà trường.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các hoạt động GDKNS: giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tác hại của ma túy, cờ bạc, số đề, trò chơi bạo lực, nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới...

Huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường, các doanh nghiệp, cha mẹ HS giúp đỡ nhà trường về kinh phí, thiết bị phục vụ các hoạt động GDKNS.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, hiệu quả của hoạt động GDKNS tại đơn vị.

Triên khai thực hiện nghị quyết của Ban chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ chức; xây dưng đề cương tuyên truyền và các quy chế khen thưởng trong đội ngũ CB, GV thực hiện các bước:

Tuyên truyền vận động CB đoàn viên công đoàn tham gia tích cực vào các hoạt động GDKNS.

Tổ chức các phong trào thi đua trong CB, giáo viên, đoàn viên công đoàn trong đó có tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GDKNS cho HS.

3.1.4. Đoàn thanh niên

Cụ thể hóa Nghị quyết của ban chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ theo vai tro chức năng của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

Thống nhất với nhà trường xây dựng Kế hoạch GDKNS trong từng năm học, gắn với các giai đoạn thực hiện đề án.

Tuyên truyền tới HS vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDKNS trong nhà trường.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNS trong năm học; các hoạt động GDKNS theo các chuyên đề chuyên biệt, các hoạt động trải nghiệm.

Tổ chức các Hội thảo, cuộc thi, biểu diễn các tiểu phẩm có chủ đề GDKNS.

3.1.5. Tổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GDKNS của Tổ chuyên môn. Duyệt kế hoạch GDKNS của GV bộ môn có nội dung dạy học tích hợp GDKNS.

Chỉ đạo, kiểm tra việc dạy học tích hợp GDKNS của giáo viên; hỗ trợ GVthực hiện các hoạt động GDKNS.

Đánh giá kết quả thực hiện của GV trong tổ; đề xuất khen thưởng GV có thành tích trong hoạt động GDKNS.

3.1.6. Khối trưởng chủ nhiệm

Chỉ đạo, hỗ trợ GV thuộc khối thực hiện có hiệu quả các hoạt động GDKNS.

Bố trí dự các giờ sinh hoạt lớp có lồng ghép hoạt động GDKNS, đánh giá, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả tiết dạy.

3.1.7. Giáo viên chủ nhiệm lớp

Xây dựng kế hoạch GDKNS của lớp chủ nhiệm, duyệt với Ban giám hiệu. Thực hiện hoạt động GDKNS theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hiệu quả dạy học.

Thực hiện các nội dung giáo dục về kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phản biện sáng tạo, kĩ năng quản lí cảm xúc và đương đầu với áp lực, kĩ năng kiềm chế và giải quyết xung đột...

Tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng các nội dung GDKNS.

3.1.8. giáo viên bộ môn

Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp GDKNS vào các bài học cụ thể với thời lượng thích hợp, gắn với những nội dung có tính cấp thiết và phù hợp với đặc điểm địa phương, nhà trường; duyệt kế hoạch với tổ trưởng chuyên môn.

Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động GDKNS; dự giờ, đóng góp ý kiến các giờ dạy GDKNS của đồng nghiệp.

Thực hiện giáo dục tích hợp GDKNS qua một số môn học có lợi thế như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Địa lí với các nội dung như kĩ năng ứng xử, giao tiếp văn hóa, thực thi pháp luật, bảo vệ môi trường, phòng chống tác hại của rượu, ma túy...

Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, kĩ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng các nội dung GDKNS.

3.1.9. Tổ Tư vấn Tâm lí học đường

Xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý học đường trong đó nội dung GDKNS cho HS.

Tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản, tình yêu trong lứa tuổi học trò... cho HS.

Thực hiện các buổi tư vấn cho từng nhóm HS về các kĩ năng kiềm chế bản thân, kĩ năng giải quyết các xung đột, kĩ năng ứng xử văn hóa trong quan hệ gia đình, thầy cô giáo, bạn bè.

3.1.10. Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (Công an, cơ quan chuyên môn...)

Công an huyện: Phối hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống Ma túy, tệ nạn xã hội, Luật an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, kĩ năng tự bảo vệ khi gặp nguy cơ từ bên ngoài...

Chi cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện : tuyên truyền về giáo dục giới tính, cách phòng tránh thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Trung tâm y tế: giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; truyên thông các nội dung về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w